Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu KTNB trườngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 65 - 67)

STT Mức độ đạt được Mục tiêu hoạt động KTNB trường THPT Tổng điểm ĐBQ Thứ bậc

1 Xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương giáo

dục trong nhà trường 441 2,94 1 2 Tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành

nhiệm vụ 423 2,82 2

3 Đưa toàn bộ hoạt động của nhà trường đạt

tới mức cao hơn 417 2,78 3

Kết quả trên cho thấy các mục tiêu xây dựng trong tổ chức KTNB trường THPT đều được thực hiện ở mức độ tốt. Tuy nhiên thứ bậc thực hiện mục tiêu có khác nhau. Đánh giá của các cán bộ quản lý tập trung vào 2 mục tiêu chính là: “Xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương giáo dục” và “Tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ” (xếp thứ bậc 1 và bậc 2).

Điều này cho thấy, cán bộ quản lý các trường THPT rất chú trọng các mục tiêu: “Xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương giáo dục” và “Tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ”. Thực hiện tốt những mục tiêu này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường.

Để đánh giá mức độ cần thiết của KTNB trường THPT cần căn cứ vào giá trị thực tiễn của nó. Giá trị thực tiễn của nội dung KTNB được thể hiện ở khả năng ứng dụng vào thực tiễn quản lý của người cán bộ quản lý, xác định ý nghĩa của nó đối với người cán bộ quản lý. Kết quả điều tra mức độ cần thiết và vận dụng vào công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT được thể hiện bằng bảng sau:

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học

STT Nội dung Mức độ cần thiết

Điểm ĐBQ Thứ bậc

1 Kiểm tra việc lập kế hoạch 421 2,8 1 2 Kiểm tra việc t/c thực hiện kế hoạch 398 2,65 2 3 Kiểm tra việc thực hiện công tác XHH 379 2,53 4 4 Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định 381 2,54 3 5 Kiểm tra việc quản lý nhân sự 290 1,93 8 6 Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính 290 1,93 8 7 Kiểm tra việc đầu tư CSVC, thiết bị 290 1,93 8 8 Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm 345 2,30 6 9 Kiểm tra việc quản lý, cấp phát VBCC 345 2,30 6 10 K/tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 379 2,53 4

Kết quả bảng 2.7 cho thấy: các nội dung Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học dược khẳng định là cần thiết đối với cán bộ quản lý các trường THPT ở những mức độ khác nhau.

Các nội dung được đa số phiếu đánh giá là cần thiết như: Kiểm tra việc lập kế hoạch, Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch… Đó cũng chính là những nội dung cơ bản, có vai trị hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB của các đơn vị trường học.

Các nội dung được đa số phiếu đánh giá là tương đối cần thiết như: Kiểm tra việc quản lý nhân sự, Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính, Kiểm tra việc đầu tư CSVC, thiết bị…

Dựa trên những phân tích định lượng, ta có những nhận xét sau:

Phần lớn những nội dung Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý đều được các cán bộ quản lý trường THPT đánh giá là cần thiết, thiết thực cho công tác quản lý trường học mà họ đã và đang thực thi.

Do đó, để nâng cao hiệu quả cơng tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng các trường THPT, cần chú ý đến việc bồi dưỡng tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong quản lý công tác KTNB của Hiệu trưởng.

Từ đó Hiệu trưởng các trường THPT sẽ có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém và rút kinh nghiệm để có thể xây dựng được quy trình kiểm tra phù hợp với thực tế nhà trường.

Một nội dung rất quan trọng trong công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng là xây dựng quy trình, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Để đánh giá mức độ cần thiết về việc hiệu trưởng kiểm tra giáo viên, chúng ta theo dõi bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)