Các nguyên tắc và phương pháp kiểm tra nội bộ trườngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 39 - 44)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra nội bộ trường học

1.3.4. Các nguyên tắc và phương pháp kiểm tra nội bộ trườngTHPT

* Kiểm tra nội bộ trường THPT phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc pháp chế: Công tác kiểm tra được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật quy định, tuân thủ theo pháp luật, không ai được phép can thiệp, không tùy tiện trong tổ chức và triển khai hoạt động kiểm tra.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai: Trong kiểm tra phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ thể quản lý có quyền quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra và có quyền phủ quyết những kết luận của những cá nhân và bộ phận tham gia kiểm tra. Mặt khác, các tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra và được kiểm tra có quyền khiếu nại, đề xuất, kiển nghị để chủ thể quản lý xem xét, giải quyết những vướng mắc trong q trình kiểm tra. Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngồi thành quá trình tự kiểm tra cúa các bộ phận, cá nhân trong nhà trường.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, cơng khai, cơng bằng. Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt, chủ quan, hình thức, giả tạo.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Kiểm tra khơng phải là “bới lơng, tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đơn đốc, thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục, kiểm tra cịn phải tính đến hiệu quả giáo dục. Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường. Ngồi ra, cịn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả mà kiểm tra gây ra.

- Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch: nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch trong kiểm tra đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải được xác định trong thời gian cụ thể của năm học nhằm hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác. Mặt khác, kiểm tra phải có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là lòng nhân ái. Kiểm tra là để hiểu biết công việc, là để giúp đỡ con người nhận thức và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Kiểm tra phải mang tính thiện chí, tính giáo dục thể hiện ở mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra. Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra một cách hiệu quả.

* Gồm các phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp kiểm tra trước hoạt động: Nhằm xác định những yếu tố đầu vào xem có đảm bảo điều kiện để đạt được mục tiêu đã định hay không? Khi phát hiện ra những sai lệch hoặc thiếu so với yêu cầu, chủ thể quản lý cần có kiến nghị điều chỉnh.

- Nhóm phương pháp kiểm tra uốn nắn: Bao gồm hai hoạt động là kiểm tra trước hoạt động để điều chỉnh các mức chỉ tiêu cụ thể so với các điều kiện đã có ban đầu và kiểm tra quá trình biến đổi để phát hiện thực tế hiệu quả hoạt động của các đối tượng, từ đó nhà quản lý có quyết định điều chỉnh hợp lý.

- Nhóm phương pháp kiểm tra sàng lọc: Đó là hình thức kiểm tra lại việc thực hiện các kiến nghị trong các lần kiểm tra trước đó. Nếu phát hiện tổ chức hay cá nhân không sửa chữa, khắc phục những kiến nghị đã nêu và xét thấy có nguy cơ ảnh hưởng tới an tồn của hệ thống, người kiểm tra có thể quyết định đình chỉ hoặc loại bỏ những hoạt động đó để đảm bảo chất lượng của kết quả cuối cùng.

- Kiểm tra kết quả (kiểm tra sau hoạt động): Là nhằm đánh giá, nghiệm thu sản phẩm cuối cùng so với mục tiêu đã định. Kiểm tra lại kết quả để giúp cho việc rút kinh nghiệm sau một quá trình thực hiện. Những kết quả này sẽ là căn cứ để điều chỉnh kịp thời cho những hoạt động tiếp theo hoặc điều chỉnh một quá trình quản lý sau đó.

Bốn nhóm phương pháp kiểm tra này có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp với nhau, không thể thay thế cho nhau mà bổ sung, hỗ trợ nhau để tăng cường tính phịng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong hệ thống.

Ta có thể sơ đồ hóa bốn nhóm phương pháp kiểm tra nêu trên như sau:

Thông tin ngược Thông tin điều chỉnh

Kiểm tra uốn nắn Kiểm tra sàng lọc

Đầu vào biến đổi Quá trình Đầu ra

Sơ đồ 1.4. Hệ thống kiểm tra phịng ngừa trong q trình quản lý

Trong thực tế kiểm tra nội bộ ở trường THPT, chúng ta có thể chọn các phương pháp kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên:

Dự giờ (có lựa chọn) theo đề tài, nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự có mục đích, mời giáo viên cốt cán cùng dự.

+ Xem xét, kiểm tra các tài liệu khác nhau: Hồ sơ giáo án, sổ điểm cá nhân, kế hoạch giảng dạy, tài liệu tham khảo…

+ Đàm thoại với giáo viên về việc thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy, điều khiển lớp học, mức độ chuyên cần và sự tiến bộ của học sinh trong lớp…

- Kiểm tra chất lượng, kiến thức, kỹ năng của học sinh:

+ Kiểm tra kỹ năng nói (trả lời câu hỏi trên lớp), viết (các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ, bài tập về nhà), thực hành.

+ Nghiên cứu và phân tích vở ghi, vở bài tập của học sinh.

+ Kỹ năng trong việc tự học, làm bài tập về nhà, bài thực hành, lao động. - Kiểm tra quá trình giáo dục học sinh trong các giờ lên lớp:

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc, các hành vi, kỷ luật trong giờ học, chuẩn bị giờ học, sự chuyên cần, tính cẩn thận, nền nếp học tập.

+ Kiểm tra kết quả giáo dục thẩm mỹ, thể chất, bảo quản cơ sở vật chất, thực hiện nội quy trường lớp.

Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình, các trường THPT trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện công tác KTNB, khắc phục được những tồn tại, yếu kém trong kiểm tra, đổi mới được nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động thực tiễn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm học góp

đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và năng lực trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó cịn kết hợp chặt chẽ giữa việc bồi dưỡng với việc thực hiện các hoạt động thực tiễn tại nhà trường nhằm tạo ra môi trường để những cán bộ, giáo viên tham gia vào cơng tác KTNB trường học có điều kiện rèn luyện năng lực, phẩm chất để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công tác KTNB trường học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cơng tác tổ chức KTNBTH nói chung và KTNB trường THPT nói riêng được xác định với các thành tố cơ bản sau đây:

- Xác định mục tiêu của kiểm tra nội bộ. - Xác định nội dung của kiểm tra nội bộ.

- Xác định phương pháp, hình thức thực hiện kiểm tra nội bộ. - Xác định phương tiện, cơ sở vật chất của kiểm tra nội bộ. - Xác định kết qủa đạt được của kiểm tra nội bộ.

Có thể sơ đồ hóa việc quản lý các thành tố trong tổ chức KTNBTH của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình như sau:

Mục tiêu giáo dục (M) Phương pháp, hình thức tổ chức GD (P) Nội dung GD (N) Tổ chức (T) CSVC, Sư phạm (C) Kết quả giáo dục (K) M P N T C

Sơ đồ 1.5. Quản lý các thành tố trong tổ chức KTNB

Trên cơ sở đó, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung, các trường THPT huyện Tiền Hải nói riêng đã rất quan tâm đến các thành tố trên để đảm bảo hiệu quả của KTNB. Các thành tố này là một q trình khép kín, trong đó, mỗi thành tố lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động vào nhau, làm tiền đề cho nhau. Nhìn chung, quá trình thực hiện KTNB trường THPT tỉnh Thái Bình nói chung, KTNB trong các trường THPT huyện Tiền Hải nói riêng phù hợp với quy luật chung của công tác kiểm tra, đồng thời nó cũng phản ánh được tính đặc thù của cơng tác kiểm tra nội bộ trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)