Biện pháp 3: Thiết lập các bước triển khai cụ thể cho từng nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 95 - 98)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT

3.2.3. Biện pháp 3: Thiết lập các bước triển khai cụ thể cho từng nội dung

* Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra từng nội dung cơng việc trong tổ chức KTNB trường THPT là rất cần thiết. Muốn quản lý tốt thì phải có những quy định cụ thể, những quy định này sẽ giúp cụ thể hóa được từng nội dung phải kiểm tra trong tổ chức KTNB do Hiệu trưởng trường THPT xây dựng nên. Quy định càng cụ thể, chi tiết thì việc quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trong nội bộ nhà trường càng được thuận lợi và hiệu quả.

* Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp

- Quy định về các bước kiểm tra cho một nội dung gồm:

Xác định nội dung, mục đích, u cầu, đối tượng và hình thức kiểm tra. Lập kế hoạch về chương trình kiểm tra cụ thể về nội dung công việc phải kiểm tra, thời gian tiến hành và thời gian hoàn thành.

Xây dựng lực lượng kiểm tra. Triển khai hoạt động kiểm tra. Thu thập tín hiệu phản hồi. Kết luận, kiến nghị.

Lưu trữ hồ sơ kiểm tra.

- Quy định kiểm tra toàn diện một giáo viên gồm:

Dự giờ từ 2 đến 3 tiết (có báo trước hoặc không báo trước); thảo luận, rút kinh nghiệm với giáo viên sau giờ dạy; đánh giá, xếp loại giờ dạy bằng phiếu dự giờ.

Theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra hồ sơ chuyên môn (theo định kỳ, đột xuất) từ 2 đến 3 lần, sau kiểm tra có lưu lại bằng văn bản.

Đánh giá kết quả giảng dạy thông qua kết quả học tập của học sinh (kết quả bài kiểm tra thường kỳ, định kỳ, kết quả tiếp thu bài học tại lớp).

Đánh giá kết quả thực hiện các công tác khác và lưu giữ vào hồ sơ cá nhân (nếu có cơng tác kiêm nhiệm).

Hồn chỉnh hồ sơ đánh giá, xếp loại. Xin ý kiến phản hồi của giáo viên. Lưu trữ hồ sơ.

- Quy định kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp gồm: Kiểm tra hồ sơ (kế hoạch, giáo án, sổ sách, tài liệu tham khảo…)

Kiểm tra giờ dạy trên lớp (công tác chuẩn bị cho bài dạy, công tác giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập, kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh).

Kết luận, ghi biên bản, lưu trữ hồ sơ.

- Quy định kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chun mơn gơm: Kiểm tra việc nhận thức, uy tín, năng lực lãnh đạo của tổ trưởng.

Kiểm tra hồ sơ (kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm; biên bản họp tổ, nhóm; đánh giá của tổ, nhóm về cơng tác của giáo viên; kế hoạch thực hiện tự bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên môn trong tổ, nhóm; sáng kiến kinh nghiệm, tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học).

Kiểm tra việc thực hiện nề nếp chun mơn của giáo viên trong tổ, nhóm (soạn bài, dự giờ, hội giảng, sinh hoạt tổ, nhóm)

Kết luận, ghi biên bản, lưu trữ hồ sơ.

Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức khoa học của học sinh (khả năng tiếp thu, phương pháp tiếp thu, kỹ năng thực hành, kết qủa học tập).

Kiểm tra việc rèn luyện của học sinh (đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật trong học tập và lao động, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và vệ sinh mơi trường)

Kiểm tra khả năng thích nghi và tự quản của học sinh trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động khác trong nhà trường.

Xác định phương pháp tiến hành: Đàm thoại, test, thu thập thông tin. Kết luận, ghi biên bản, lưu trữ hồ sơ.

- Quy định kiểm tra toàn diện một lớp học:

Kiểm tra hoạt động học tập trên lớp (thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ và kết hợp trong hoạt động nhóm).

Kiểm tra việc rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện về đạo đức, lối sống, văn nghệ, thể thao, vệ sinh môi trường, ý thức kỷ luật, thẩm mỹ…

Kiểm tra việc sinh hoạt tập thể trên lớp (tác dụng của giờ sinh hoạt lớp, chất lượng của giờ sinh hoạt lớp).

Phương pháp tiến hành: đàm thoại, phỏng vấn, test… Kết luận, ghi biên bản, lưu trữ hồ sơ.

- Quy định kiểm tra cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học:

Thống kê tài sản hiện có và xác định giá trị tài sản (nhà cửa, lớp học, bàn ghế, bảng, hệ thống điện, các vật dụng phục vụ cho hoạt động của nhà trường).

Kiểm tra thực trạng các phòng phục vụ học tập (thư viện, phịng thí nghiệm, phịng học bộ mơn, máy móc và các thiết bị dạy học).

Kiểm tra hồ sơ và việc theo dõi, bảo quản trang thiết bị dùng chung trong nhà trường của cán bộ làm công tác thiết bị.

Định hướng cách xử lý sau kiểm tra (tùy theo kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng đưa ra định hướng cách xử lý sau kiểm tra cho phù hợp để phát huy tốt hiệu quả của việc bảo vệ CSVC và sử dụng trang thiết bị dạy học trong qúa trình nâng cao chất lượng dạy học).

Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tài chính trong trường học. Kiểm tra chứng từ thu chi, hồ sơ kế toán.

Kiểm tra quỹ tiền mặt.

Việc kiểm tra tài chính tuân thủ đúng các quy định này là là điều kiện để thực hiện tốt cơng tác tài chính trong nhà trường, bảo đảm được việc điều tiết nguồn ngân sách, sử dụng đúng nguồn vốn hiện có, chủ động trong phân bổ nguồn thu chi, chống tham ơ, lãng phí, lạm dụng của công.

* Điều kiện để thực hiện

Để thực hiện tốt công tác KTNB trường học, người cán bộ quản lý nói chung, Hiệu trưởng trường THPT nói riêng phải xây dựng được kế hoạch KTNB cụ thể, phù hợp, khoa học; phải xây dựng được lực lượng kiểm tra có tâm huyết, nhiệt tình, nghiêm túc, linh hoạt, thơng thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khoa học trong kiểm tra; các thành viên tham gia công tác kiểm tra nội bộ phải được phân công, phân quyền rõ ràng.

Các thành viên trong ban kiểm tra cần phát huy tính dân chủ, thấy rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình đối với tập thể trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch KTNB. Khắc phục tình trạng làm việc thụ động, theo thói quen, theo qn tính, nhớ đâu làm đấy, ỷ lại. Nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ trong kiểm tra của trưởng ban kiểm tra.

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm tra nội bộ của các trường THPT Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)