Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 88 - 89)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý về kiểm tra nội bộ trường THPT

Việc xây dựng các biện pháp để tiến hành hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần phải dựa trên nền tảng của nguyên tắc đảm bảo các quy định về KTNB trường học nói chung, kiểm tra nội bộ trường THPT nói riêng.

Hiệu trưởng các nhà trường phải quán triệt và thực hiện đầy đủ nội dung của Thông tư số 39/2013/TT - BGDĐT ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 85/2006/NĐ - CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sát hợp với mục tiêu giáo dục THPT và thực tiễn nhà trường

Giáo dục THPT là q trình giúp cho học sinh hồn thiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách và định hướng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của tương lai. Sản phẩm của giáo dục THPT có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người. Trường THPT là nơi chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão, những khám phá để tự khẳng định mình của thế hệ trẻ. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục và đào tạo trong các nhà trường THPT cần phải được chú trọng hơn nữa nhằm hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện lệch chuẩn, tiêu cực,

tiến tới xây dựng một nhà trường có mơi trường thực sự thân thiện với tất cả học sinh, hướng tới xây dựng nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh, văn minh đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Có thể thấy, giáo dục THPT có vị trí quan trọng trong việc định hướng tương lai cho học sinh. Do đó, việc xác lập các biện pháp để đổi mới hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng các trường THPT là rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng mơi trường giáo dục tốt cho thế hệ trẻ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của KTNB trường THPT

Tính kế thừa và phát triển địi hỏi phải đảm bảo sự liên tục, ăn khớp với nhau trong qúa trình thực hiện các biện pháp. Các biện pháp không chỉ giải quyết những vướng mắc trước mắt mà có tính định hướng lâu dài. Các kết quả đạt được sẽ được duy trì và phát huy, khơng chạy theo phong trào.

Yêu cầu cơ bản của tính kế thừa và phát triển là khi đề xuất biện pháp có sự nối tiếp và thơng suốt giữa các biện pháp. Từ quan niệm về biện pháp đến quá trình tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phải đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển của chúng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả với các hoạt động của nhà trườngTHPT

Thông qua các biện pháp đề ra để thực hiện tổ chức KTNB trường THPT, phải đảm bảo sao cho việc kiểm tra, đánh giá đúng đối tượng, đúng mục đích, triển khai đúng quy trình và phù hợp với đặc thù nhà trường.

Sau khi kiểm tra phải rút được những bài học kinh nghiệm, tìm được những giải pháp tối ưu để góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác của từng cá nhân, từng bộ phận và hiệu quả quản lý của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu năm học đã định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)