Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao ý thức, trách nhiệm về tự kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 89 - 93)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao ý thức, trách nhiệm về tự kiểm tra

cho các bộ phận trong nhà trường

Tổ chức KTNB trường học là hoạt động truyền thống của ngành giáo dục. Có nhiều Hiệu trưởng đã xây dựng được quy trình kiểm tra rất chặt chẽ các hoạt động của nhà trường để đưa nhà trường vào kỷ cương, nền nếp.

Tổ chức KTNB trường học góp phần quan trọng vào hiệu quả sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học. Việc kiểm tra nền nếp dạy và học được xem như một biện pháp hiệu qủa trong phong trào thi đua “Hai tốt”. Nếu mỗi chúng ta, mỗi cán bộ quản lý giáo dục mà nhận thức khơng đúng đắn về vai trị của KTNB trường học, dẫn tới việc triển khai thiếu đồng bộ, thiếu khoa học và kết quả đạt được phản ánh khơng trung thực so với thực chất thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác chung của nhà trường.

Chính vì vậy, mỗi cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên các cấp cần nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, chức năng, nguyên tắc của tổ chức KTNB trường học; xác định rõ ý nghĩa về tầm quan trọng của hoạt động KTNB trong lĩnh vực quản lý trường học. Kiểm tra, đánh giá đúng sẽ nắm được những tồn tại và kịp thời uốn nắn, xử lý những tồn tại đó. Việc giải quyết những thắc mắc, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cũng chính là một nhiệm vụ của công tác KTNB; giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm ổn định tình hình nội bộ và khắc phục bệnh quan liêu. Lãnh đạo phải luôn chú ý khâu kiểm tra, giám sát; lãnh đạo mà không giám sát, kiểm tra coi như không lãnh đạo.

* Nội dung và cách thức của biện pháp

Mỗi cán bộ quản lý trường học nói chung, trường THPT nói riêng phải nắm vững hệ thống lý luận về công tác KTNB và quản lý, chỉ đạo, triển khai công tác này thường xuyên trong nhà trường.

Cán bộ quản lý trường học phải xác định cho mọi cán bộ, giáo viên trong nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của công tác KTNB trường học. KTNB không chỉ đơn thuần là một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp đánh giá thi đua hay chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý, kiểm tra để dẫn đến kiểm điểm. rút kinh nghiệm mà công tác KTNB trường học là một trong bốn chức

Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của hoạt động KTNB để từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ được phân cơng trong q trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tự xác định rằng làm tốt công tác KTNB trường học chính là tiền đề, là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.

Chú ý việc phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên phụ trách, các cá nhân tham gia công tác KTNB.

Tổ chức lấy ý kiến đóng góp, tham gia xây dựng kế hoạch KTNB từ các cá nhân và các tổ chức đoàn hể trong nhà trường.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác KTNBTH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường bằng các hình thức như: tuyên truyền, tập huấn, triển khai học tập nhiệm vụ KTNB trường học ngay từ đầu năm học:

Về cơ sở pháp lý:

Triển khai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm được các văn bản pháp luật về giáo dục như: Luật Giáo dục; các Nghị định, Quy định, Hướng dẫn để thi hành Luật (Nghị định số 35/2005/NĐ-CP, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP …) của Chính phủ ban hành. Các văn bản về công tác thanh tra, kiểm tra trường học: Thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên; Hướng dẫn số 3040/BGD&ĐT-TCCB, hướng dẫn một số điều trong Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên các cấp.

Triển khai học tập Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/3/2000 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Quán triệt Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tổ chức cho đội ngũ trong trường học tập các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà trường và chuyên môn, nghiệp vụ như: Điều lệ trường THPT; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT; Chuẩn Hiệu trưởng; Quy định về định mức biên chế, định mức lao động, đạo đức của nhà giáo; Quy định về công tác thi và tuyển sinh; Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; Quy định về dạy thêm, học thêm; Các Chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT và Kế hoạch năm học của nhà trường.

Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra các mặt công tác sau:

Công tác xây dựng đội ngũ; Công tác cơ sở vật chất;

Công tác xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục; Công tác đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo dục;

Các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục ngồi giờ lên lớp; Cơng tác tự kiểm tra của các cá nhân, các bộ phận;

Công tác tự kiểm tra của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Cơng đồn, Đồn thanh niên, Tổ chuyên môn).

Về phương pháp kiểm tra: Sử dụng các phương pháp sau đây:

Phương pháp quan sát; Phương pháp phân tích;

Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng;

Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục,…

* Điều kiện để thực hiện

Muốn làm tốt công tác tổ chức và chỉ đạo triển khai KTNB trường học, người cán bộ quản lý cần nắm vững các vấn đề sau:

Vị trí của KTNB trường học; Chức năng của KTNB trường học; Nguyên tắc của KTNB trường học;

Nội dung của KTNB trường học;

Phương pháp tiến hành KTNB trường học.

Để đáp ứng được yêu cầu trên, người Hiệu trưởng nói riêng, cán bộ quản lý giáo dục nói chung phải thường xuyên được học tập, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; được tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày về công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)