Nội dung kiểm tra nội bộ trườngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 35 - 37)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra nội bộ trường học

1.3.2. Nội dung kiểm tra nội bộ trườngTHPT

Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra tồn bộ mọi mặt: các cơng việc, các hoạt động, các mối quan hệ, các điều kiện, các phương tiện và những kết quả của tồn bộ q trình dạy học - giáo dục. Tuy nhiên, cần tập trung vào những nội dung chính sau đây:

* Thực hiện kế hoạch giáo dục

- Thực hiện về chỉ tiêu, số lượng học sinh của từng khối, lớp và của toàn trường: sĩ số, tỉ lệ học sinh bỏ học, lên lớp, lưu ban.

- Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch về chất lượng giáo dục và giảng dạy: tỉ lệ về Hạnh kiểm, Học lực, Học sinh giỏi, Lên lớp, kết quả thi THPT Quốc gia.

- Hiệu quả đào tạo

* Thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo

- Thực hiện nội dung chương trình dạy học và giáo dục. - Thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục:

+ Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống:

Thực hiện đúng chương trình giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh tồn trường thơng qua các hoạt động ngoại khóa, các giờ lên lớp, giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động tập thể khác.

Đánh giá đạo đức học sinh được thông qua việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm.

+ Chất lượng giáo dục văn hóa, khoa học kỹ thuật:

Thực hiện kế hoạch dạy học theo chương trình - sách giáo khoa của từng khối, lớp, đảm bảo rèn kỹ năng, giảm tải, khắc sâu nội dung…

Thực hiện quy chế chuyên môn, nền nếp dạy học: giờ giấc, thời khóa biểu, kiểm tra, chấm trả bài kiểm tra, cho điểm hoặc nhận xét.

Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trị, tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin và kỹ thuật mới vào dạy - học.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh về: kiến thức, kỹ năng, thái độ so với đầu vào.

+ Chất lượng giáo dục thể chất, vệ sinh, quốc phòng + Chất lượng giáo dục thẩm mỹ.

* Xây dựng đội ngũ

+ Số lượng và cơ cấu

+ Chất lượng (nguồn đào tạo, trình độ tay nghề, thâm niên)

+ Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của nhà trường.

+ Nề nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch)

+ Công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ.

+ Việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương, quy chế chun mơn, cải thiện đời sống giáo viên…

* Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

+ Đảm bảo các tiêu chuẩn của lớp học: bàn ghế, bảng đen, ánh sáng, vệ sinh môi trường.

+ Bảo quản và sử dụng có chất lượng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, dụng cụ TDTT, thư viện dùng chung, phòng học bộ mơn, phịng thực hành.

+ Đảm bảo về khuôn viên, cảnh quan sư phạm nhà trường: cổng trường, tường rào, sân đường nội bộ, vườn hoa cây cảnh, vệ sinh học đường.

+ Cơng tác tài chính (chế độ kế tốn, tài chính, cơng khai tài chính, huy động nguồn lực tài chính)

+ Cơng tác kế hoạch hóa: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch chung và của từng bộ phận trong năm học (Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, Kế hoạch chuyên môn, Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, Kế hoạch cơ sở vật chất - thiết bị, Kế hoạch giáo dục lao động, hướng nghiệp - dạy nghề, Kế hoạch thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua, Kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp…).

Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá công tác kế hoạch của mình bằng việc thu thập và xử lý thông tin, xác định mục tiêu và phân hạng ưu tiên, tìm phương án và giải pháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thông qua và truyền đạt kế hoạch.

+ Công tác tổ chức nhân sự: Hiệu trưởng tự đánh giá về công tác xây dựng cơ cấu bộ máy, sử dụng bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sự phối hợp và các mối quan hệ của từng bộ phận, từng cá nhân.

Lựa chọn, phân công cán bộ, giáo viên cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khai thác tiềm năng của tập thể và cá nhân cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.

+ Công tác chỉ đạo: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt, nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hịa phối hợp, kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên các năng lực về: Dạy học và giáo dục, Hành chính quản trị, Thi đua khen thưởng, Quy chế dân chủ ở cơ sở.

+ Công tác kiểm tra: Hiệu trưởng thực hiện nghiêm túc kế hoạch KTNBTH và tự kiểm tra một cách thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, động viên, uốn nắn, giúp đỡ một cách kịp thời.

Ngồi ra, hiệu trưởng cịn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)