Nội dung tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 45 - 52)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT của Hiệu trưởng theo yêu cầu

1.4.2. Nội dung tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT của Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Kế hoạch kiểm tra của trường học là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Đây là hoạt động cơ bản nhất của công tác quản lý. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi.

Kế hoạch kiểm tra có thể thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và công khai trên bảng tin của trường, trong đó thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tiến hành, các nhân dược kiểm tra, thời gian kiểm tra, lực lượng kiểm tra,… bảo đảm được tính ổn định tương đối của kế hoạch.

Nội dung kế hoạch KTNB phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học của ngành. Kế hoạch phải thể hiện được tư tưởng chỉ đạo của các cấp quản lý, bởi vì với tính chất là một cấp trong hệ thống tổ chức nhà nước, các trường THPT nhất thiết phải tuân thủ sự chỉ đạo của cấp trên về việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ năm học.

Khi xây dựng kế hoạch KTNB cần chú ý việc đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, những mặt mạnh, mặt yếu, đúc rút được kinh nghiệm của những cuộc KTNB trước đó, những chuyển biến về lực lượng giáo dục của nhà trường; đánh giá được thực trạng về đội ngũ cộng tác viên thanh tra của Ban thanh tra nhà trường và người làm công tác kiểm tra nội bộ, những điều kiện về cơ sở vật chất, công tác quản lý của nhà trường, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng chân… tác động đến nhà trường.

Có thể xây dựng kế hoạch kiểm tra như sau:

Nội dung này vừa thể hiện tính nhất quán, khoa học vừa đảm bảo việc triển khai kế hoạch được chủ động. Xây dựng kế hoạch một cách cụ thể sẽ đảm bảo được tính khả thi cao. Theo Thông tư 43/2006/TT - BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện các nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; Thông tư số 39/2013/TT - BGDĐT ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, các trường THPT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trên các mặt công tác, theo chuyên đề hoặc theo các nhiệm vụ cụ thể trong từng tháng, từng quý, từng học kỳ và trong cả năm học.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra

tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng cần chi tiết hơn; không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ “đích danh”, thời gian tiến hành, sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phịng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo tuần: Nội dung kiểm tra theo tuần có thể được ghi chi tiết về người và đơn vị được kiểm tra; nội dung kiểm tra; người được tham gia lực lượng kiểm tra; thời gian kiểm tra; thời gian hoàn thành.

+ Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Giáo dục- Đào tạo:

Việc phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo là điều kiện không thể thiếu được trong việc xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, thể hiện được tính đồng bộ và thống nhất trong công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra của nhà trường, khắc phục được sự trùng lặp, chồng chéo. Để thực hiện được nội dung này, trách nhiệm của từng bộ phận là phải có sự bàn bạc, tham gia đóng góp ý kiến về tồn bộ nội dung của kế hoạch kiểm tra nội bộ, đảm bảo tính khả thi cho kế hoạch.

+ Tạo điều kiện để không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công tác viên làm công tác kiểm tra nội bộ.

Đây là nội dung cần thiết phải thực hiện, bởi hầu hết cộng tác viên làm công tác thanh tra, kiểm tra là kiêm nhiệm. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, cần xem đây là một vấn đề thiết yếu để đảm bảo cho cộng tác viên vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chun mơn được giao vừa hồn thành tốt chức năng kiểm tra nội bộ, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của nhà trường.

+ Tài liệu, phương tiện và kinh phí phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ.

Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, Hiệu trưởng cần phải chú trọng đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính và các phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra. Đây là những điều kiện quan trọng, thiết yếu để giúp cho các đoàn kiểm tra triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kế hoạch kiểm tra nội bộ của các nhà trường được thông qua trong Hội đồng nhà trường, được gửi đến các phịng chun mơn của Sở Giáo dục - Đào tạo để cùng phối hợp thực hiện.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ

Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp của các hoạt động nên hiệu trưởng phải xây dựng lực lượng kiểm tra. Lực lượng làm công tác kiểm tra gồm nhiều thành phần, đảm bảo tính dân chủ, tính khoa học theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thành viên ban kiểm tra phải là người thành thạo chun mơn, nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc. Trưởng ban kiểm tra là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng. Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.

Để công tác kiểm tra đạt được hiệu quả mong muốn, nhà quản lý cần quan tâm đến việc động viên, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác kiểm tra.

- Xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ

Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đo lường, đánh giá. Chuẩn KTNBTH dựa trên những cơ sở sau đây:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan. Ví dụ: Luật giáo dục; Điều lệ trường trung học; Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh; Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên; Thông tư về thanh tra, kiểm tra; Chuẩn giáo viên; Chuẩn hiệu trưởng,…

+ Kế hoạch nhà trường, kế hoạch của từng bộ phận chun mơn. + Đặc điểm tình hình cụ thể của trường.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ

Chính là phương thức bố trí, sắp xếp, sử dụng một cách tối ưu nguồn lực về con người, phương tiện vật chất kỹ thuật đưa vào hoạt động để đạt được mục tiêu quản lý mong muốn, gồm các công việc sau đây:

+ Xác định chuẩn mực trong triển khai thực hiện KTNB trường THPT là xây dựng chuẩn mực tự đánh giá về nhà trường, chuẩn đánh giá một giờ dạy, chuẩn đánh giá các hoạt động khác.

+ Tổ chức việc đo lường trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của nhà trường qua các khâu: xây dựng lực lượng, quy định kiểm tra, xử lý thông tin.

+ So sánh sự phù hợp của thành tích với các chuẩn mực xác định giá trị của các thành tích về các mặt: định tính, định lượng.

+ Phát hiện những ưu điểm và tồn tại (những sai lệch so với chuẩn) cúa các đối tượng kiểm tra (phát hiện kịp thời những ưu điểm, tồn tại trong thực tiễn; mức độ của các ưu, khuyết điểm đó; nguyên nhân dẫn đến những ưu, khuyết điểm đó).

+ Ra các quyết định điều chỉnh (nếu cần thiết): quyết định về việc khuyến khích, động viên phát huy thành tích; quyết định điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn; quyết định xử lý trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

- Điều hành kiểm tra nội bộ

Chức năng này mang tính chất tác nghiệp, phối hợp với các lực lượng

kiểm tra, tập trung thống nhất các điều kiện hoạt động.

nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể theo đúng kế hoạch. Triển khai thực hiện KTNB trong trường THPT đòi hỏi các cán bộ quản lý, nhất là Hiệu trưởng thực hiện việc ủy quyền một cách hợp lý, rõ ràng, khả thi thông qua các quyết định ủy quyền đúng quy định.

Để làm tốt điều này, người cán bộ quản lý cần chú ý việc chia sẻ thông tin, cung cấp cho cấp dưới những kỹ năng, nguồn lực, thẩm quyền nhất định để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời đòi hỏi trách nhiệm phải giải trình đối với hành động, những quyết định và kết quả công việc họ làm được trong phạm vi thẩm quyền được giao.

+ Thường xuyên đôn đốc, động viên các bộ phận trong trường thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch. Để kế hoạch được thực hiện có kết quả cao, lãnh đạo nhà trường phải làm tốt cơng tác đơn đốc, động viên, khích lệ các cá nhân, tập thể thực hiện các kế hoạch, nhận thức một cách đầy đủ về mục tiêu, định hướng phát triển của nhà trường. Hiệu trưởng cần triển khai cụ thể những kế hoạch phải thực hiện để mọi người thống nhất trong nhận thức và hành động.

Bên cạnh đó, phải ln theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ thực hiện, kịp thời khắc phục những sai sót, kịp thời điều chỉnh cơng việc để đảm bảo tính liên tục và sự hợp tác cao.

+ Giám sát và điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần lưu ý đến công tác giám sát, điều chỉnh. Việc giám sát và điều chỉnh cần được thực hiện dựa trên q trình thu thập và xử lý thơng tin trong triển khai thực hiện kế hoạch. Khi ra quyết định điều chỉnh, phải cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các dữ liệu, số liệu thu thập được để sao cho không ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch.

Như vậy cơng tác chỉ đạo chính là hoạt động điều hành và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả của mục tiêu đã đề ra.

Đây chính là hệ thống những hoạt động đánh giá, phát hiện, điều chỉnh để đạt được mục tiêu. Đánh giá kết quả triển khai KTNB trường THPT là giai đoạn cuối cùng của quá trình kiểm tra để đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra trong kế hoạch. Từ đó giúp nhà quản lý có các biện pháp điều chỉnh và các quyết định phù hợp với cơng tác kiểm tra tại đơn vị của mình quản lý. Vì vậy, để kiểm tra, đánh giá được kết quả đúng thực trạng, Hiệu trưởng trường THPT cần thực hiện các bước sau đây:

+ Kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch:

Kiểm tra kế hoạch là xem xét quy trình lập kế hoạch, yêu cầu, nội dung, phương pháp và các biện pháp tổ chức để triển khai kế hoạch và đối chiếu với kế hoạch của cấp trên để điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.

Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch là theo dõi và đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng dự kiến và có ý kiến chỉ đạo để điều chỉnh kịp thời những tình huống phát sinh trong thực tế kiểm tra.

Để thực hiện nội dung này, các trường THPT cần duy trì đều đặn, thường xuyên, liên tục, có nền nếp về công tác tự kiểm tra nhằm giúp cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, cần quy định chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) để lãnh đạo nhà trường theo dõi hoạt động và nắm tình hình một cách kịp thời.

+ Kiểm tra trình tự, thủ tục tiến hành, tổ chức, chỉ đạo của nhà trường: Qua kiểm tra thực tế và xem xét hồ sơ KTNB của trường đối chiếu với văn bản chỉ đạo của Bộ, Hướng dẫn của Sở và các phịng chun mơn, nhà trường sẽ đánh giá được mức độ thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành KTNB, công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai tại đơn vị mình để từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Ban giám hiệu nhà trường cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về các thời điểm: trước kiểm tra, trong kiểm tra và sau khi kết thúc kiểm tra.

Ngoài việc kiểm tra thực tế, lãnh đạo trường THPT căn cứ vào hồ sơ kiểm tra do cộng tác viên thiết lập, thu nhận thông tin đánh giá của trưởng ban kiểm tra, ý kiến phản hồi từ các cá nhân, các bộ phận được kiểm tra về các công tác viên để có cơ sở xem xét, đánh giá mức độ thực hiện nội dung và quy trình kiểm tra; đánh giá trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện các nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy để qua đó có những nhận xét, đánh giá chuẩn xác về việc chấp hành quy trình kiểm tra, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất năng lực của mỗi cộng tác viên làm nhiệm vụ kiểm tra trong công tác kiểm tra nội bộ trường THPT.

+ Kiểm tra trách nhiệm của các đối tượng được kiểm tra về việc chấp hành và thực hiện quyết định kiểm tra:

Trong trường THPT, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là những đối tượng của thanh tra giáo dục, cho nên phải chấp hành và thực hiện các quyết định kiểm tra về các nội dung sau:

Đối với cán bộ quản lý: kiểm tra việc chỉ đạo, triển khai các hoạt động chung của nhà trường; kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí thi đua, nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.

Đối với giáo viên: kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy, việc thực hiện các hoạt động tập thể, công tác kiêm nhiệm.

Đối với nhân viên hành chính: kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kế hoạch cơng tác và việc thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực được phân công.

Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về việc chấp hành và thực hiện quyết định kiểm tra là yếu tố quan trọng để tiến hành hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường.

+ Kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra:

Sau khi kết thúc q trình kiểm tra và có kết luận kiểm tra, vấn đề theo dõi, xem xét việc thực hiện kết luận kiểm tra của đối tượng được kiểm tra sau kiểm tra là việc làm rất cần thiết. Bởi lẽ, kiểm tra không chỉ là kiểm tra, đánh

giá mà điều quan trọng là quá trình kiểm tra sẽ tác động đến ý thức, hành vi của đối tượng được kiểm tra nhằm tư vấn, giúp đỡ, động viên để họ tiến bộ; mặt khác, nhà quản lý sẽ có những biện pháp khắc phục sai sót và xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm về nguyên tắc quản lý và quy chế chuyên môn.

Kết luận sau KTNB trường THPT của lãnh đạo nhà trường là văn bản có giá trị pháp lý, là cơ sở để đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời là cơ sở để Hiệu trưởng ra quyết định xử lý sai phạm (nếu có) theo thẩm quyền.

1.4.3. Những nội dung cơ bản của đổi mới giáo dục đặt ra cho kiểm tra nội bộ trường THPT hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)