Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 103 - 108)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất để tiến hành hoạt động KTNB trường THPT nói chung, các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nói riêng, tơi sử dụng quy trình khảo nghiệm sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia

Giới thiệu mẫu phiếu: xem mục lục

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia (theo các tiêu chuẩn sau):

Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn góp ý kiến xây dựng; Có kiến thức, có năng lực sư phạm;

Có kiến thức, năng lực trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra.

Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 65 cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình về mức độ khả thi của các biện pháp tổ chức KTNB trường THPT mà đề tài đã đề xuất; kết quả thu được chúng tôi thống kê theo hai bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động KTNB ở các trường THPT huyện Tiền Hải, Thái Bình

STT

Các biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Cần thiết Ít cần thiết Khơng

cần thiết Khả thi Ít khả thi

Không khả thi

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

2 3.2.2 55 84,6 10 15,4 0 0 54 83 11 17 0 0

3 3.2.3 57 87,6 8 12,4 0 0 56 86,1 9 13,9 0 0

4 3.2.4 53 81,5 12 18,5 0 0 52 80, 13 20,0 0 0

5 3.2.5 56 86,1 9 13,9 0 0 56 86,1 9 13,9 0 0

Kết quả điều tra khẳng định: những đề xuất mà đề tài đưa ra đều có mức độ khả thi cao. Một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có tâm huyết với công tác KTNB trường THPT còn nhấn mạnh mức độ cần thiết của các biện pháp 1,2,3 và coi đó là những “Điểm huyệt” của quản lý giáo dục THPT. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc bồi dưỡng đội ngũ những người làm cơng tác KTNB trường học nói chung, KTNB trường THPT nói riêng, có đủ phẩm chất, năng lực là việc làm rất cần thiết. Thực hiện có chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra cũng chính là thực hiện chức năng “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng đến các tổ chức, cá nhân trong trường về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các hoạt động giáo dục.

Để tìm sự tương quan giữa mức độ hợp lý và mức độ khả thi của các biện pháp, chúng ta sử dụng phương pháp thống kê tốn học như sau:

Bảng 3.2. Xét tính tương quan của các biện pháp thực hiện hoạt động KTNB ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

STT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 X Thứ bậc Y Thứ bậc 1 3.2.1 2,94 1 2,92 1 0 0 2 3.2.2 2,82 3 2,83 3 0 0 3 3.2.3 2,80 4 2,69 5 -1 1 4 3.2.4 2,77 5 2,78 4 1 1 5 3.2.5 2,86 2 2,86 2 0 0

Với kết quả trên, cho phép chúng ta kết luận: tương quan trên thuận và tương đối chặt chẽ. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất vừa có tính hợp lý vừa có tính khả thi cao. Nếu thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý và khoa học sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác KTNB trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3

Công tác kiểm tra nội bộ trường học có tầm quan trọng hết sức đặc biệt,

nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính cơng tác kiểm tra giúp cho cán bộ quản lý nhà trường nắm được tình hình hoạt động của nhà trường từng ngày, thậm chí từng giờ. Đồng thời, qua cơng tác kiểm tra có thể phịng ngừa được những sai sót có thể xảy ra để kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh.

Chất lượng giáo dục của các trường THPT phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác quản lý, lãnh đạo của người đứng đầu (Hiệu trưởng), trong đó việc tổ chức các hoạt động KTNB của Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các biện pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động KTNB trường THPT mà tác giả đề xuất đã được kiểm nghiệm và có tính khả thi, giúp cho các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện trong các năm học tiếp theo. Tuy nhiên, các biện pháp đề xuất trên đây chưa phải là các biện pháp đã tối ưu, đã mang tính ổn định lâu dài mà nó phải được thường xuyên bổ sung, cải tiến để có hiệu quả tốt hơn, phù hợp hơn trong sự phát triển không ngừng của sự nghiệp giáo dục.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới công tác KTNB các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, chúng tơi nhận thấy: Để có thể xác lập được các biện pháp nhằm đổi mới công tác KTNB trường THPT một cách khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục và phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay thì các quan điểm có tính chất lý luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn về về công tác KTNB trường học phải được quán triệt trong tồn ngành. Quản lý đóng vai trị rất quan trọng, là vấn đề mấu chốt, trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác KTNB trường học nói chung, KTNB trường THPT nói riêng.

Chính vì vậy, trong đề tài này, chúng tơi đã đưa ra 5 nhóm biện pháp vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với nội dung đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và triển khai hoạt động KTNB trong các trường học nói chung, trường THPT nói riêng. Qua kết quả khảo sát tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đều nhận được sự đồng thuận cao của các CBQL, giáo viên và cộng tác viên làm công tác KTNB trong các nhà trường.

Mặc dù chưa có đủ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để khẳng định, nhưng trong chừng mực nhất định nào đó, các biện pháp đề xuất trong đề tài này có thể đưa vào áp dụng trong công tác KTNB trường học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức KTNB trường học. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, chúng ta cần thấy được các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được thực hiện đồng bộ, thống nhất và thường xuyên trong sự phấn đấu, vươn lên không ngừng của mỗi CBQL, cộng tác viên làm công tác KTNB trường học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)