Thực trạng nhận thức về kiểm tra nội bộ ở các trườngTHPT huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 64 - 76)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng tổ chức kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng các trườngTHPT

2.2.1. Thực trạng nhận thức về kiểm tra nội bộ ở các trườngTHPT huyện

năm có từ 97% trở lên giáo viên đạt các danh hiệu thi đua, khơng có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật.

(Số liệu điều tra tại các trường THPT Huyện Tiền Hải)

2.2. Thực trạng tổ chức kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

2.2.1. Thực trạng nhận thức về kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Như chúng ta đã biết, kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là cơng việc, là hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu, đã thực hiện được như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và bộ phận trong tổ chức phát triển.

Kiểm tra nội bộ trường học là xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.

Nhận thức rõ tầm quan trong và ý nghĩa của công tác KTNBTH, trong các năm qua, các trường THPT ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã căn cứ vào các Thơng tư, Hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình để triển khai, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong từng năm học. Thực tế, hoạt động kiểm tra nội bộ được các nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và đảm bảo được các nguyên tắc của công tác kiểm tra.

- Đánh giá mức độ nhận thức và mức độ cần thiết về KTNB trường THPT Để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ cần thiết về KTNB trường THPT, chúng ta tham khảo các bảng khảo sát dưới đây:

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu KTNB trường THPT

STT Mức độ đạt được Mục tiêu hoạt động KTNB trường THPT Tổng điểm ĐBQ Thứ bậc

1 Xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương giáo

dục trong nhà trường 441 2,94 1 2 Tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành

nhiệm vụ 423 2,82 2

3 Đưa toàn bộ hoạt động của nhà trường đạt

tới mức cao hơn 417 2,78 3

Kết quả trên cho thấy các mục tiêu xây dựng trong tổ chức KTNB trường THPT đều được thực hiện ở mức độ tốt. Tuy nhiên thứ bậc thực hiện mục tiêu có khác nhau. Đánh giá của các cán bộ quản lý tập trung vào 2 mục tiêu chính là: “Xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương giáo dục” và “Tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ” (xếp thứ bậc 1 và bậc 2).

Điều này cho thấy, cán bộ quản lý các trường THPT rất chú trọng các mục tiêu: “Xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương giáo dục” và “Tạo điều kiện cho các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ”. Thực hiện tốt những mục tiêu này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường.

Để đánh giá mức độ cần thiết của KTNB trường THPT cần căn cứ vào giá trị thực tiễn của nó. Giá trị thực tiễn của nội dung KTNB được thể hiện ở khả năng ứng dụng vào thực tiễn quản lý của người cán bộ quản lý, xác định ý nghĩa của nó đối với người cán bộ quản lý. Kết quả điều tra mức độ cần thiết và vận dụng vào công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT được thể hiện bằng bảng sau:

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học

STT Nội dung Mức độ cần thiết

Điểm ĐBQ Thứ bậc

1 Kiểm tra việc lập kế hoạch 421 2,8 1 2 Kiểm tra việc t/c thực hiện kế hoạch 398 2,65 2 3 Kiểm tra việc thực hiện công tác XHH 379 2,53 4 4 Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định 381 2,54 3 5 Kiểm tra việc quản lý nhân sự 290 1,93 8 6 Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính 290 1,93 8 7 Kiểm tra việc đầu tư CSVC, thiết bị 290 1,93 8 8 Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm 345 2,30 6 9 Kiểm tra việc quản lý, cấp phát VBCC 345 2,30 6 10 K/tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 379 2,53 4

Kết quả bảng 2.7 cho thấy: các nội dung Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học dược khẳng định là cần thiết đối với cán bộ quản lý các trường THPT ở những mức độ khác nhau.

Các nội dung được đa số phiếu đánh giá là cần thiết như: Kiểm tra việc lập kế hoạch, Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch… Đó cũng chính là những nội dung cơ bản, có vai trị hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB của các đơn vị trường học.

Các nội dung được đa số phiếu đánh giá là tương đối cần thiết như: Kiểm tra việc quản lý nhân sự, Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính, Kiểm tra việc đầu tư CSVC, thiết bị…

Dựa trên những phân tích định lượng, ta có những nhận xét sau:

Phần lớn những nội dung Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý đều được các cán bộ quản lý trường THPT đánh giá là cần thiết, thiết thực cho công tác quản lý trường học mà họ đã và đang thực thi.

Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng các trường THPT, cần chú ý đến việc bồi dưỡng tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong quản lý công tác KTNB của Hiệu trưởng.

Từ đó Hiệu trưởng các trường THPT sẽ có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém và rút kinh nghiệm để có thể xây dựng được quy trình kiểm tra phù hợp với thực tế nhà trường.

Một nội dung rất quan trọng trong công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng là xây dựng quy trình, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Để đánh giá mức độ cần thiết về việc hiệu trưởng kiểm tra giáo viên, chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên

STT Nội dung

Mức độ cần thiết Điểm ĐBQ Thứ

bậc

1 Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục 437 3,91 1

2 K.tra việc tham gia phụ đạo nâng yếu, bù kém 320 2,13 6

3 Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng 412 2,75 2

4 K.tra việc thực hiện nghĩa vụ công dân của GV 365 2,43 5

5 K.tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo 401 2,73 3

Từ kết quả bảng 2.8, ta thấy phần lớn các nội dung Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giáo viên được đa số giáo viên THPT đánh giá là cần thiết.

Những nội dung được đánh giá là cần thiết gồm: Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục; Kiểm tra việc thực hiện công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; Kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo.

Những nội dung được đánh giá là tương đối cần thiết gồm: Kiểm tra việc tham gia phụ đạo nâng yếu, bù kém; Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ công dân của nhà giáo; Kiểm tra việc phối hợp với các lực lượng giáo dục khác.

Những phân tích định lượng trong bảng cho ta những nhận xét sau:

Phần lớn các nội dung Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên đều được các đồng chí giáo viên THPT được khảo sát đánh giá là cần thiết, các nội dung ấy đều rất thiết thực, giúp cho giáo viên tự phấn đấu, điều chỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ thực trạng trên, chúng ta có thể rút ra nhận định sau: Muốn nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giáo viên THPT, Hiệu trưởng các trường THPT cần xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ. Có như vậy thì việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra giáo viên mới được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, nền nếp, tránh hình thức và giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bên cạnh việc triển khai kiểm tra giáo viên, Hiệu trưởng trường THPT còn phải thực hiện việc kiểm tra cán bộ, nhân viên ở các bộ phận khác trong trường gồm: Phó Hiệu trưởng, nhân viên hành chính, tài vụ, thư viện, thiết bị, y tế.

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên trong trường

STT Nội dung

Mức độ cần thiết

Điểm ĐBQ Thứ

bậc

1 Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, giữ gìn uy tín, danh dự CBVC

394 2,63 2

3 Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng 372 2,48 3 4 Kiểm tra thực hiện nghĩa vụ công dân 412 2,74 1 5 Kiểm tra việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ 312 2,08 5 6 K.tra chất lượng, hiệu quả công việc được giao 351 2,34 4

Kết quả bảng 2.9 cho thấy: phần lớn các nội dung Hiệu trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên đều rất cần thiết, liên quan trực tiếp đến công việc mà họ đang đảm nhận. Tuy nhiên ở mỗi nội dung có những mức độ khác nhau. Những nội dung được cán bộ, nhân viên đánh giá là cần thiết gồm: Kiểm tra chất lượng, hiệu quả công việc được giao; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, giữ gìn uy tín, danh dự CBVC. Những nội dung được đánh giá ở mức bình thường gồm: Kiểm tra việc thực hiện công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; Kiểm tra việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ; Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ cơng dân.

Từ đó ta thấy thực tiễn việc kiểm tra chất lượng và hiệu quả công việc trong quản lý còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Để nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung, kiểm tra chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, nhân viên trường THPT nói riêng thì cần có quy trình quản lý, chỉ đạo phù hợp và những biện pháp cụ thể.

Ngoài việc kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên, Hiệu trưởng trường THPT còn phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra hoạt động của các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. Để đánh giá mức độ cần thiết của việc Hiệu trưởng kiểm tra các nội dung hoạt động của các tổ chức trong nhà trường ta theo dõi bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ cần thiết về việc Hiệu trưởng kiểm tra các nội dung hoạt động của các tổ chức trong nhà trường

STT Nội dung Mức độ cần thiết

Điểm ĐBQ Thứ bậc

1 Kiểm tra việc lập kế hoạch 401 2,67 3

3 Kiểm tra hồ sơ, sổ sách 378 2,52 3

4 Kiểm tra nền nếp sinh hoạt 307 2,05 6

5 Kiểm tra việc bồi dưỡng nghiệp vụ 287 1,91 7

6 K/tra việc chỉ đạo phong trào thi đua 420 2,80 1

7 Kiểm tra chất lượng dạy và học 420 2,80 1

Kết quả bảng 2.10 cho thấy: hầu hết các nội dung Hiệu trưởng trường THPT kiểm tra các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là cần thiết, đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức song về mức độ cũng có khác nhau. Những nội dung mà các đồng chí trưởng các tổ chức đoàn thể trong trường đánh giá là cần thiết như: Kiểm tra việc chỉ đạo các phong trào thi đua trong năm học; Kiểm tra chất lượng dạy và học; Kiểm tra việc bồi dưỡng nghiệp vụ. Một số nội dung được đánh giá tương đối cần thiết là: Kiểm tra việc lập kế hoạch; Kiểm tra nền nếp sinh hoạt; Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

Tuy nhiên, thực chất quá trình tổ chức thực hiện kiểm tra các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đơi lúc cịn mang tính hình thức, rập khn, đơi lúc cịn nặng về yếu tố chủ quan, chưa thực sự chú trọng vào những nhiệm vụ trọng tâm của từng tổ chức để có những giải pháp hữu hiệu cho các tổ chức đó hoạt động tốt hơn. Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác kiểm tra nội bộ, kiểm định chất lượng và tự đánh giá của các cơ sở giáo dục hiện nay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và lợi ích của việc kiểm tra các tổ chức trong nhà trường cần phải xây dựng được quy trình cụ thể về kiểm tra và quản lý công tác kiểm tra một cách khoa học. Hiệu trưởng các trường THPT phải thường xuyên thực hiện hoạt động kiểm tra với các chuẩn mực, tiêu chí cụ thể để q trình kiểm tra nội bộ thực sự có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy mọi công tác của nhà trường đi đúng trọng tâm và đạt được mục tiêu.

Một nội dung rất quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh. Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung Hiệu trưởng kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh, chúng ta tiếp tục theo dõi bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ cần thiết về nội dung kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh trong nhà trường

STT Nội dung Mức độ cần thiết

Điểm ĐBQ Thứ bậc

1 Kiểm tra về chấp hành nội quy 368 2,45 3

2 Kiểm tra về nhiệm vụ học tập 412 2,75 1

3 Kiểm tra về rèn luyện đạo đức 397 2,65 2

4 Kiểm tra về rèn luyện thân thể 340 2,27 4

5 Kiểm tra về bảo vệ CSVC, VSMT 340 2,27 4

6 Kiểm tra tham gia hoạt động tập thể 315 2,10 6 Kết quả bảng 2.11 cho thấy hầu hết các nội dung Hiệu trưởng kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh được đánh giá là cần thiết song ở các mức độ khác nhau:

Một số nội dung mà các em cho là cần thiết như: Kiểm tra về việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường; Kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ học tập; Kiểm tra về nhiệm vụ rèn luyện đạo đức.

Một số nội dung được đánh giá ở mức độ bình thường như: Kiểm tra về việc rèn luyện thân thể, vệ sinh cá nhân; Kiểm tra về việc tham gia bảo vệ cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường; Kiểm tra việc tham gia hoạt động tập thể của trường, của Đoàn thanh niên.

Từ thực tế và số liệu điều tra có tính chất định lượng trên đây, chúng ta thấy rằng: nội dung Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện của học sinh được đánh giá là rất thiết thực, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, tuy mức độ có khác nhau. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề mà các nhà giáo dục cần phải quan tâm xem xét là vì sao các em lại có những nhận thức thể hiện sự thờ ơ với các hoạt động tập thể, sinh hoạt cộng đồng (bảo vệ của công, hoạt động ngoại khóa); phải chăng đây chính là sự tác

động từ mặt trái của “cơ chế thị trường” vào tiến trình giáo dục mà chúng ta chưa khắc phục được.

Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: Để nâng cao hiệu quả việc Hiệu trưởng kiểm tra học sinh, các nhà quản lý giáo dục cần phải thay đổi nhận thực về các nội dung cần kiểm tra, mối quan hệ giữa các nội dung được kiểm tra và nhất là việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực nhằm đánh giá đúng thức trạng về các mặt giáo dục toàn diện của học sinh. Từ đó chúng ta có những biện pháp phù hợp để góp phần cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng với nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Đánh giá về mức độ phù hợp của các hình thức kiểm tra nội bộ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)