Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 29 - 33)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học

Tổ chức:

- Khái niệm:

Là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Là quá trình triển khai các kế hoạch, hiện thực hóa các mục tiêu theo kế hoạch đã được xác định, bao gồm xây dựng những hình thức cơ cấu tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

Thông thường, chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong một quá trình quản lý. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng thì chức năng tổ chức hay cơng tác tổ chức lại là khâu đầu tiên của một quá trình quản lý.

Chức năng tổ chức là hoạt động quản lý nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.

- Vai trị:

Chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học, hợp lý và tối ưu.

Chức năng tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt, tổ chức là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, tạo ra cái gọi là “hiệu ứng tổ chức” như Lênin nói: “Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên gấp mười lần”. Thành tựu của khâu tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý.

Nhờ tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Nhờ có tổ chức mà kỷ cương, nề nếp, tác phong làm việc khoa học, sự đồn kết, nhất trí trong tổ chức được đảm bảo; năng lực, sở trường của mỗi người, mỗi bộ phận được phát huy.

- Nội dung:

Về bản chất, nội dung tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học, là cơ sở để tạo ra năng suất lao động cao, được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược của tổ chức và thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

+ Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu; + Xây dựng cơ cấu tổ chức, tức là phân chia tổ chức thành các bộ phận để thực hiện các hoạt động.

+ Bố trí, sắp xếp đội ngũ, xác định vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ của từng thành viên, từng bộ phận trong tổ chức, trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền.

+ Quản lý nhân sự bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật…

Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học

Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều mặt. Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra tồn bộ cơng việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của tồn bộ q trình dạy học - giáo dục và những điều kiện, phương tiện thực hiện, không loại trừ mặt nào.

Việc tổ chức KTNBTH là hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong Quyết định số 478/QĐ-BGDĐT, ngày 11/03/1993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục.

KTNBTH dựa trên những cơ sở pháp lý sau: Luật giáo dục.

Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật giáo dục. Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Điều lệ nhà trường.

Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Các thông tư, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động của giáo viên trường phổ thông.

Chỉ thị năm học hàng năm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục Trung học. Kế hoạch năm học của nhà trường.

Phân biệt các khái niệm thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ:

Trong thực tiễn kiểm tra công tác giáo dục thường tồn tại hai hoạt động: kiểm tra nội bộ trường học và thanh tra giáo dục. Hai hoạt động này có những điểm giống nhau và khác nhau.

- Giống nhau:

+ Mục đích: Cả hai đều đi sâu kiểm tra, theo dõi các hoạt động giảng dạy và giáo dục để giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Nội dung công việc: Về thực chất đều là hoạt động kiểm tra, đánh giá. - Khác nhau:

+ Về các mặt: tính chất (tư cách pháp nhân), tổ chức hoạt động, đối tượng và cách xử lý.

+ Không đồng nhất với nhau.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra nội bộ và thanh tra giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kiểm tra nội bộ cung cấp những thông tin tin cậy cho thanh tra giáo dục; Thanh tra giáo dục sử dụng số liệu, kết luận, đánh giá của kiểm tra nội bộ - đó là những cứ liệu cần thiết, quan trọng của hoạt động thanh tra giáo dục. Mặt khác, thanh tra giáo dục lại cung cấp những nội dung và chuẩn mực đánh giá làm chỗ dựa để kiểm tra nội bộ tiến hành có chất lượng và hiệu quả.

Bảng 1.1. So sánh thanh tra giáo dục và kiểm tra nội bộ Thanh tra giáo dục Kiểm tra nội bộ Thanh tra giáo dục Kiểm tra nội bộ

Tính chất

Hành chính, pháp chế Nhà nước Kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới. Các kết luận mang tính pháp lý cao.

Quản lý trong nội bộ.

Là một chức năng tất yếu, thường xuyên của quá trình quản lý.

Kết luận vừa mang tính nội bộ vừa mang tính pháp lý.

Tổ chức

Là hệ thống tổ chức Nhà nước do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm có tính chất ổn định, gồm 3 cấp: Bộ, Sở, Phòng.

Do thủ trưởng đơn vị trực tiếp quyết định thành lập, tổ chức thực hiện hoặc ủy quyền. Tổ chức không ổn định. Hoạt

động

Tuân theo pháp luật, theo quy chế, không ai được can thiệp trái luật vào hoạt động thanh tra. Hoạt động độc lập từ ngoài hệ thống.

Thực hiện theo kế hoạch của nhà quản lý (kế hoạch nội bộ).

Đối tượng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp dưới với những công việc và hoạt động mà họ đảm nhiệm.

Tập thể, cá nhân trong nội bộ với các công việc, hoạt động và mối quan hệ của họ.

Xử lý

Các kết luận mang tính hiệu lực pháp lý Nhà nước buộc đối tượng phải chấp hành. Có quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật và đình chỉ hoạt động khi cần thiết. Giúp đỡ, sửa chữa, uốn nắn sai lệch.

Các quyết định mang tính hiệu lực nội bộ. Xem xét, phát hiện, uốn nắn và giúp đỡ nội bộ.

Các hình thức động viên, khen thưởng, biểu dương hoặc trách phạt trong nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)