Hệ thống kiểm tra phòng ngừa trong quá trình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 42 - 44)

Trong thực tế kiểm tra nội bộ ở trường THPT, chúng ta có thể chọn các phương pháp kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên:

Dự giờ (có lựa chọn) theo đề tài, nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự có mục đích, mời giáo viên cốt cán cùng dự.

+ Xem xét, kiểm tra các tài liệu khác nhau: Hồ sơ giáo án, sổ điểm cá nhân, kế hoạch giảng dạy, tài liệu tham khảo…

+ Đàm thoại với giáo viên về việc thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy, điều khiển lớp học, mức độ chuyên cần và sự tiến bộ của học sinh trong lớp…

- Kiểm tra chất lượng, kiến thức, kỹ năng của học sinh:

+ Kiểm tra kỹ năng nói (trả lời câu hỏi trên lớp), viết (các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ, bài tập về nhà), thực hành.

+ Nghiên cứu và phân tích vở ghi, vở bài tập của học sinh.

+ Kỹ năng trong việc tự học, làm bài tập về nhà, bài thực hành, lao động. - Kiểm tra quá trình giáo dục học sinh trong các giờ lên lớp:

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc, các hành vi, kỷ luật trong giờ học, chuẩn bị giờ học, sự chuyên cần, tính cẩn thận, nền nếp học tập.

+ Kiểm tra kết quả giáo dục thẩm mỹ, thể chất, bảo quản cơ sở vật chất, thực hiện nội quy trường lớp.

Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình, các trường THPT trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện công tác KTNB, khắc phục được những tồn tại, yếu kém trong kiểm tra, đổi mới được nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động thực tiễn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm học góp

đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và năng lực trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó còn kết hợp chặt chẽ giữa việc bồi dưỡng với việc thực hiện các hoạt động thực tiễn tại nhà trường nhằm tạo ra môi trường để những cán bộ, giáo viên tham gia vào công tác KTNB trường học có điều kiện rèn luyện năng lực, phẩm chất để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công tác KTNB trường học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Công tác tổ chức KTNBTH nói chung và KTNB trường THPT nói riêng được xác định với các thành tố cơ bản sau đây:

- Xác định mục tiêu của kiểm tra nội bộ. - Xác định nội dung của kiểm tra nội bộ.

- Xác định phương pháp, hình thức thực hiện kiểm tra nội bộ. - Xác định phương tiện, cơ sở vật chất của kiểm tra nội bộ. - Xác định kết qủa đạt được của kiểm tra nội bộ.

Có thể sơ đồ hóa việc quản lý các thành tố trong tổ chức KTNBTH của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình như sau:

Mục tiêu giáo dục (M) Phương pháp, hình thức tổ chức GD (P) Nội dung GD (N) Tổ chức (T) CSVC, Sư phạm (C) Kết quả giáo dục (K) M P N T C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)