Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 74 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu

2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM

2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH theo tiếp cận NCBH

Công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 14 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.14:

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH TT Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng Tổng điểm Xếp thứ Rất ảnh hƣởng (4đ) Ảnh hƣởng (3đ) Phân vân (2đ) Không ảnh hƣởng (1đ) 1 Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp 198 62 51 0 1080 4

2 Điều kiện trang thiết bị

phục vụ dạy học và CSVC 197 59 55 0 1075 5

3

Nhận thức của cán bộ quản lí, tổ trưởng tổ chuyên môn và đội ngũ GV nhà trường

194 88 29 0 1098 1

4

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của người quản lý

196 73 42 0 1087 2

5 Số lượng và chất lượng

đội ngũ GV 199 65 47 0 1085 3

6

Yếu tố kế hoạch trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH

188 61 62 0 1059 7

7

Kiểm tra và điều chỉnh trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH

195 60 56 0 1072 6

Kết quả khảo sát trên cho thấy trong 07 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì 100% CBQL, GV đánh giá các yếu tố đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Trong đó, yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lí, tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

trưởng tổ chuyên môn và đội ngũ GV nhà trường” xếp thứ nhất với 1098 điểm; xếp thứ 2 với 1087 điểm là yếu tố “Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của người quản lý”; xếp thứ 3 với tổng điểm 1085 là yếu tố “Số lượng và chất lượng đội ngũ GV”. Đây là 03 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Với tổng điểm là 1080, yếu tố “Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp” được xếp thứ 4; “Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và CSVC” được xếp thứ 5 với tổng điểm là 1075. Hai yếu tố khách quan này được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ trung bình.

Xếp thứ 6 với 1072 điểm là yếu tố “Kiểm tra và điều chỉnh trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH”.

Cuối cùng, với tổng điểm thấp nhất 1059, “Yếu tố kế hoạch trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH” được xếp thứ 7.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH là các yếu tố chủ quan trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong đó quan trọng nhất là nhận thức, năng lực của CBQL, GV trong các trường tiểu học. Các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng nhưng chỉ ở mức độ nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)