Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường

3.2.2. Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận

3.2.2.1. Mục tiêu

Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định liên quan đến hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm giúp cho CBQL, GV các trường có cấp tiểu học thực hiện tốt hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đúng quan điểm chỉ đạo. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức, hình thành kĩ năng tổ chức SHCM và sáng tạo trong quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Trong trường tiểu học, tổ chức và quản lý hoạt động SHCM tiếp cận NCBH cịn nhiều hạn chế. Trong đó, một phần do thiếu văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

quy định về cách thức tổ chức, về nhiệm vụ các đối tượng tham gia,... Để nâng cao hiệu quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH cần chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng hệ thống văn bản hành chính chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường: - Các quyết định: quyết định thành lập tổ cốt cán về SHCM theo tiếp cận NCBH, quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học,...

- Các kế hoạch: kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, kế hoạch trang cấp CSVC và trang thiết bị hiện đại,...

- Quy chế khen thưởng đối với bộ phận, cá nhân thực hiện tốt hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Chuẩn hóa hệ thống văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phù hợp với đặc điểm của nhà trường, của tổ chuyên môn:

- Quy định hồ sơ hoạt động và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của nhà trường và của tổ chuyên môn.

- Các mẫu kế hoạch, biên bản ghi tiến trình, nghị quyết SHCM theo tiếp cận NCBH của tổ chuyên môn.

- Văn bản quy định về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường: mục tiêu, nội dung, quy trình, phương pháp, các điều kiện đảm bảo cho SHCM.

- Văn bản quy định tiêu chí đánh giá, biểu mẫu đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

- Văn bản hướng dẫn cách đánh giá hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng các trường căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để xây dựng và ban hành các văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: quy định về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, cách kiểm tra đánh giá hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

Đối với những văn bản có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn:

- Hiệu trưởng cần lấy ý kiến của các tổ chuyên môn, GV trong nhà trường như: lộ trình áp dụng SHCM theo tiếp cận NCBH; kế hoạch mua sắm, sửa chữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

CSVC, trang thiết bị phục vụ SHCM; quy chế khen thưởng đối với tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH,... Khi tổ chức lấy ý kiến, hiệu trưởng nhà trường cần xác định đúng vấn đề cần lấy ý kiến, đối tượng lấy ý kiến, cách thức lấy ý kiến và quy định thời gian lấy ý kiến để thu được ý kiến tập trung, dễ dàng tổng hợp trước khi ban hành văn bản.

- Với một số văn bản ban hành theo điều kiện thực tế của nhà trường, trái với quy định của cấp trên, trước khi đưa vào thực hiện các trường cần xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Phòng GD&ĐT.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH dựa trên văn bản chung của nhà trường phù hợp với trình độ GV trong tổ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS của khối lớp.

Việc ban hành văn bản cần thực hiện đúng quy trình, rà sốt nội dung các văn bản đã ban hành trước đó để tránh ban hành văn bản chồng chéo, trùng lặp gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của các tổ chuyên môn.

Các văn bản về quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH được ban hành phải tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách, bức thiết, những khó khăn, vướng mắc cho các tổ chuyên môn, cá nhân; đồng thời định hướng cách thức quản lý để CBQL phát huy tính chủ động, sáng tạo trong q trình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Phân biệt rõ văn bản tham mưu với văn bản chỉ đạo, văn bản hành chính với văn bản chun mơn để xác định cơ sở pháp lý, sự cần thiết ban hành, thẩm quyền ban hành, bộ phận soạn thảo, thời gian ban hành, nguồn lực tài chính, nhân lực thi hành văn bản và các vấn đề khác có liên quan; đồng thời trình bày văn bản đúng thể thức, kĩ thuật soạn thảo và đảm bảo nội dung đã đề ra.

Sau khi được chuẩn hóa, có hiệu lực thi hành, văn bản phải được chuyển đến những đối tượng quản lý, đối tượng thực thi văn bản để nắm bắt và thực hiện; công khai rộng rãi những văn bản mang tính chỉ đạo trên website của nhà trường, gửi qua email cho cá nhân và niêm yết tại bảng công khai của nhà trường để thuận lợi cho việc tra cứu, sử dụng văn bản của CBQL, GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Hướng dẫn tổ chuyên môn, GV thực thi các văn bản theo đúng chỉ đạo, giải đáp thắc mắc của GV trong quá trình thực thi văn bản.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Để việc chuẩn hóa hệ thống văn bản đạt kết quả tốt, hiệu trưởng các trường tiểu học cần tập hợp đầy đủ văn bản từ cấp Bộ, cấp Sở, cấp Phòng và tài liệu của các tổ chức nước ngoài.

Lãnh đạo các trường tiểu học cần phổ biến văn bản của các cấp về tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)