Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân ưu điểm

Thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đạt nhiều kết quả khả quan, có nhiều chuyển biến tích cực là do:

Trong 03 năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện, triển khai đồng bộ SHCM theo tiếp cận NCBH. Hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đã được tuyên truyền rộng rãi tới các trường có cấp tiểu học trong huyện Tiên Yên nên CBQL được tiếp cận sớm nên có nhận thức tương đối đúng đắn về hoạt động và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

CBQL đã tác động bằng nhiều biện pháp thiết thực để huy động GV tích cực tham gia hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Các TTCM có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung, hoạt động SHCM ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các GV; các thành viên trong tổ chuyên môn tích cực hoạt động, có năng lực sư phạm để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra.

Do nhận thức của CBQL tương đối đầy đủ nên việc chỉ đạo triển khai, tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học đúng quan điểm, đúng yêu cầu đặt ra. Hiệu trưởng các trường từng bước quan tâm quản lý hoạt động chuyên môn của trường, xây dựng đội ngũ GV có đủ năng lực và phẩm chất, bồi dưỡng các TTCM giỏi làm nòng cốt trong tổ chức, thực hiện SHCM theo tiếp cận NCBH; làm chuyển biến chất lượng giảng dạy, giáo dục ở các trường tiểu học trong toàn huyện.

2.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Trong nhà trường, mỗi phó hiệu trưởng được hiệu trưởng phân công chỉ đạo các mảng công việc riêng, có một số đồng chí ít tham gia hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nên chưa có nhận thức đầy đủ và chưa có biện pháp quản lý tốt hoạt động SHCM này. GV là người thực hiện mọi sự chỉ đạo về chuyên môn từ CBQL, chưa thực hiện công tác quản lý nên chưa nhận thức sâu sắc về hoạt động và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Sự khác biệt giữa nhận thức của CBQL, GV là do chức năng, nhiệm vụ chi phối. Nhà quản lý thường chịu trách nhiệm chung, trong đó thực hiện các hoạt động xây dựng, tổ chức, triển khai,... còn GV đa phần thực hiện hoạt động, trong đó có hoạt động giảng dạy, giáo dục,... theo sự phân công của CBQL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Do nhận thức của GV chưa đầy đủ nên trong quá trình thực hiện hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, một số GV còn tự ái, mặc cảm khi đồng nghiệp có ý kiến góp ý về tiết dạy của mình, chưa sắp xếp thời gian để dự thao giảng cùng đồng nghiệp cũng như tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. GV còn ngại đăng kí giờ dạy minh họa, ngại góp ý, xây dựng cho bài dạy minh họa,… Đa số các tổ chuyên môn ở các trường còn sinh hoạt ghép GV nhiều bộ môn khác nhau nên SHCM chưa thật sự tập trung sinh hoạt theo yêu cầu chung của tổ trưởng, thường chỉ nêu những khó khăn riêng. Trong hai năm học qua, TTCM là những người có năng lực chuyên môn tốt nhưng còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành nên hiệu quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH chưa cao.

Năng lực hoạt động thực tiễn của CBQL các trường trong quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH cũng gặp nhiều khó khăn; hiệu quả quản lý chưa cao; công tác kiểm tra của hiệu trưởng chưa thường xuyên; hiệu trưởng ít tham dự các buổi họp của các tổ chuyên môn. Các nhà trường còn thiếu về CSVC, điều kiện làm việc, trang thiết bị dạy - học, khu vui chơi, thư viện, sách tham khảo cho GV,... Từ đó, cũng có nhiều ảnh hưởng đến việc quản lý các hoạt động chung của nhà trường và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH thực hiện chưa hiệu quả. Ở một số trường, hiệu trưởng chưa xây dựng nội dung hoạt động cụ thể trong kế hoạch chung cho toàn trường nên việc xây dựng kế hoạch của các tổ chuyên môn gặp khó khăn. Kinh phí dành cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH còn hạn chế, đa phần kinh phí được tập trung dành cho dạy đội tuyển HS giỏi, văn nghệ, thể thao,… để tăng thành tích bề nổi cho nhà trường. Trong khi đó, hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH cần kinh phí tổ chức lớn: kinh phí khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ GV,… ít được chú ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Kết luận chƣơng 2

Công tác quản lý trường tiểu học nói chung và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nói riêng có vai trò ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả khảo sát thực trạng được phân tích ở nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm, mục tiêu, nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH; nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH; vai trò của hiệu trưởng, việc thực hiện mục tiêu quản lý, nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH cho thấy CBQL, GV các trường tiểu học huyện Tiên Yên đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các nhà trường.

Thực trạng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH được lý giải và phân tích trên các phương diện: quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động; đánh giá kết quả hoạt động. Các nhà trường đã tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đảm bảo đúng quy trình; sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau; quan tâm đánh giá kết quả và thực hiện các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH. Tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên đã thu được kết quả tương đối tốt đã tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo; làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.

CBQL các trường tiểu học huyện Tiên Yên đã rất quan tâm và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, năng lực của GV và trình độ nhận thức của HS. Tuy nhiên, qua khảo sát việc thực hiện nội dung, phương pháp quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục

Điều 27, Luật Giáo dục đã đưa ra mục tiêu giáo dục phổ thông:

“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[14, tr.8].

“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [14, tr.9].

Trong quá trình giáo dục tiểu học có nhiều hoạt động, hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH và các hoạt động khác có những mục tiêu riêng, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng hướng tới một mục tiêu là nhằm phát triển toàn diện HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục yêu cầu đề xuất và vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phải góp phần trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là các biện pháp quản lý đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình quản lý của CBQL, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của quá trình giáo dục. Tính khoa học được thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng và tính hiệu quả cao. Những vấn đề nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 chính là căn cứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

khoa học nghiêm túc để hình thành các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau. Mỗi một biện pháp được xây dựng chỉ có tác dụng nhất định về một khía cạnh nào đó, sẽ không phát huy hiệu quả nếu không được đặt trong hệ thống các biện pháp tác động. Tuy nhiên hệ thống các biện pháp không được mâu thuẫn với nhau mà phải có sự liên kết chặt chẽ, logic, phối hợp nhịp nhàng, phát huy được sức mạnh của nhau, phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Các biện pháp đề xuất phải có mối quan hệ biện chứng, liên kết tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm giải quyết tốt nhất công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp này là cơ sở, biện pháp kia là điều kiện... để thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau; các biện pháp phải tác động đồng bộ vào quá trình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH để đảm bảo mục tiêu quản lý đã đề ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc giáo dục của Đảng ta là học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội; nếu không những kiến thức học được sẽ trở thành lý luận suông, không có giá trị thực tiễn. Do đó, xây dựng và vận dụng các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên trên cơ sở tổng kết, đánh giá, phân tích định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu.

Nói một cách khác là các quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên được xây dựng tại chương 3 trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn được trình bày tại chương 2, những bài học đã đúc rút từ quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của các nhà trường.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của các biện pháp đã áp dụng. Việc đổi mới thể hiện ở chỗ khắc phục hạn chế, tìm ra cái mới, cái hợp lý, hoàn thiện và phù hợp hơn những mặt hạn chế của các biện pháp đã thực hiện trước đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương; kế thừa những biện pháp đã thực hiện phát huy hiệu quả, thay thế những biện pháp không còn phù hợp.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là thực hiện được một cách có hiệu quả phù hợp, thuận lợi hơn cho CBQL, GV trong các nhà trường.

Các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH được xây dựng phải dựa trên nhu cầu của CBQL, GV; phải thuyết phục được họ trong quá trình áp dụng; được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, GV; nếu không sẽ thiếu tính khả thi và không áp dụng được.

Biện pháp phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên một cách thuận lợi, sát thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người hiệu trưởng.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH theo tiếp cận NCBH

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp CBQL, GV nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học; đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH gắn với đổi mới quản lý trong nhà trường hiện nay.

Thực hiện bồi dưỡng nhằm phát triển chuyên môn cho CBQL, GV về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH sẽ tạo động lực và thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình NCBH của mỗi cá nhân; tạo sự chủ động, sẵn sàng về chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV trong việc tiếp thu những phương pháp mới, sự thay đổi của chương trình.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

* Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về những vấn đề còn băn khoăn, phân vân như:

- Các khái niệm liên quan đến công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

- Lý luận hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, bao gồm:

+ Nhiệm vụ của TTCM và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. + Quy trình tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Phương pháp sử dụng trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. + Hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. + Đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

- Lý luận quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, bao gồm:

+ Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Mục tiêu quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. + Nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. + Phương pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

* Bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn cho CBQL, GV

Bồi dưỡng kĩ năng quản lý chuyên môn theo tiếp cận NCBH cho CBQL: - Lập kế hoạch tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của trường, của tổ chuyên môn.

- Phân công công việc cho GV phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của họ.

- Kĩ năng tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH về quy trình, nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)