Phương pháp sử dụng trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường

1.3.5. Phương pháp sử dụng trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Phương pháp là cách thức tiến hành hoạt động một cách tự giác, tuần tự nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục đích đã định.

Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, nhà quản lý và GV có thể sử dụng các phương pháp sau:

1.3.5.1. Nghiên cứu văn bản

Để triển khai tổ chức chỉ đạo, quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH, chủ thể quản lý các cấp đã xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Nghiên cứu văn bản là phương pháp mà nhà quản lý phải nghiên cứu, phân tích các thơng tin của văn bản về mục tiêu, nhiệm vụ ban hành văn bản, yêu cầu cần thực hiện… Trên cơ sở đó, quán triệt nội dung của văn bản quản lý đến các đối tượng quản lý thực hiện. Trong thực tế công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH năm học 2014-2015, hiệu trưởng nhà trường, TTCM, GV phải nghiên cứu, thực hiện các văn bản quản lý sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015;

Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “tổ chức thực hiện đổi mới SHCM trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”;

Công văn số 4119/BGDĐT-GDTH ngày 06/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2014-2015;

Các công văn, kế hoạch của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Kế hoạch của nhà trường về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Kinh nghiệm của các trường, của TTCM hướng dẫn GV, của GV về SHCM và dạy học theo tiếp cận NCBH.

1.3.5.2. Giao nhiệm vụ cho cá nhân

TTCM có thể sử dụng phương pháp phân công nhiệm vụ cho mỗi GV. Việc phân công nhiệm vụ cho GV nhằm phát huy khả năng của từng người để mang lại hiệu quả dạy học cao nhất. Trong SHCM ở trường tiểu học, TTCM cần căn cứ vào số lượng lớp, khối lớp, mơn học phụ trách để có thể phân cơng kết hợp GV giỏi hỗ trợ GV còn hạn chế.

Lựa chọn GV dạy minh họa, tổ chức cho GV dự giờ, đánh giá hiệu quả học tập của HS. Trong đó, yêu cầu với GV dự giờ tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan sát, ghi chép, quay phim…)

Lựa chọn bài khó, bài học cần nghiên cứu từ đó đề xuất hướng giải quyết đối với từng GV, từ đó mỗi GV xác định nhiệm vụ của mình khi SHCM theo tiếp cận NCBH.

1.3.5.3. Thảo luận tổ chuyên môn

TTCM cùng tổ viên thực hiện trao đổi về các cách thức thực hiện để SHCM theo tiếp cận NCBH đạt hiệu quả. Trong đó, bàn bạc, trao đổi những hình thức, phương pháp SHCM theo tiếp cận NCBH phù hợp, đảm bảo các tổ viên cùng tham gia thảo luận và đưa ra được ý kiến.

Nội dung thảo luận có thể tập trung vào các vấn đề: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức SHCM theo tiếp cận NCBH; cách thức nghiên cứu hoạt động học tập của HS trước giờ dạy; cách bố trí lớp học theo sơ đồ, xác định vị trí của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

dự giờ và người học; sử dụng phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong SHCM theo tiếp cận NCBH và sau học tập...

Quá trình trao đổi cần phát huy được trí tuệ GV trong tổ cùng thiết kế bài giảng khoa học, bám sát chuẩn kiến thức, kinh nghiệm của từng tổ viên, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề, quá tải.

1.3.5.4. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm

Hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn trong SHCM theo tiếp cận NCBH là một trong những hoạt động tổ chức nghề nghiệp của nhà trường nhằm trao đổi, thống nhất trong việc chuẩn bị bài dạy, làm đồ dùng dạy học, tổ chức cho GV dự giờ nghiên cứu bài học và vận dụng bài học kinh nghiệm vào các tiết học hàng ngày.

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn trong SHCM theo tiếp cận NCBH địi hỏi TTCM, GV phải tìm hiểu, nắm chắc quy trình tổ chức và chú ý tới kết quả hoạt động của từng bước trong quy trình; đồng thời xem xét các kết quả hoạt động này trong mối liên hệ với những điều kiện tiến hành hoạt động: bài dạy minh họa chỉ thành công khi tổ chuyên môn đã dự kiến được những nội dung thay đổi trong bài, những khó khăn HS có thể gặp phải; tiết học đạt kết quả tốt khi GV bao quát, quan tâm được tới tất cả đối tượng HS trong lớp, các em được giúp đỡ kịp thời khi có vướng mắc; việc thảo luận chỉ thực sự có ý nghĩa khi tất cả GV tích cực tham gia chia sẻ ý kiến trên tinh thần xây dựng; các tiết dạy hàng ngày có thay đổi tiến bộ khi áp dụng bài học kinh nghiệm sau hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Thông qua việc nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn trong SHCM theo tiếp cận NCBH, hiệu trưởng sẽ nắm bắt được tiến độ, kết quả và hiệu quả của việc tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH trong nhà trường. Từ đó, hiệu trưởng có cơ sở để xây dựng kế hoạch điều chỉnh hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phù hợp với đặc điểm nhà trường, với GV và với HS.

1.3.5.5. Phân tích đặc điểm tâm lý HS

CBQL, GV hiểu biết HS khơng phải trong q trình nghiên cứu HS một cách thờ ơ mà trong chính q trình cùng làm việc với HS và sự giúp đỡ HS một cách tích cực; đồng thời phải xem xét HS không phải như là đối tượng nghiên cứu mà là đối tượng giáo dục.

Trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, CBQL, GV ngoài việc nắm chắc đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS tiểu học ở từng khối lớp, cần căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý HS, kết quả tham gia các hoạt động học tập của HS trong tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

dạy minh họa, bài học hàng ngày để hiểu rõ, phân loại được đối tượng HS thành các nhóm khác nhau. Với mỗi nhóm HS được phân loại theo chủ đích của GV, GV sẽ có kế hoạch dạy học, bồi dưỡng cho phù hợp. Đặc biệt, trong khâu chuẩn bị bài dạy minh họa, GV có nắm chắc đặc điểm tâm lý HS thì sẽ dự kiến được những khó khăn HS có thể mắc phải để đưa ra cách xử lý tình huống trong quá trình dạy học, thay đổi nội dung bài học cho phù hợp với HS. Trong khâu dạy minh họa, ngồi những dự kiến từ trước, GV có thể tiếp tục điều chỉnh nội dung bài học, khéo léo tiếp cận và giúp đỡ trực tiếp HS để có bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn hàng ngày.

1.3.5.6. Quan sát, ghi chép

Người dự giờ chọn vị trí quan sát thuận lợi nhất có thể, tránh làm ảnh hưởng/làm phiền đến lớp học (nên đứng hai bên hoặc phía trước lớp học).

Trong quá trình dự giờ, người dự tập trung vào việc:

- Quan sát HS học tập là chủ yếu: Về thái độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, tương tác trong học tập, hứng thú khi học, hoạt động thu hút nhiều HS, những HS không/chưa tham gia vào hoạt động, cách GV cuốn hút HS

ý đến những HS tích cực và HS chưa tích cực.

- Quan sát khi HS làm việc cá nhân/hoạt động nhóm: Thời gian để các em thực hiện nhiệm vụ, nắm bắt nội dung bài; số lượng HS tham gia/không tham gia vào thực hiện nhiệm vụ.

Trước khi bắt đầu giờ học, người dự vẽ sơ đồ chỗ ngồi HS để xác định vị trí của từng em tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quan sát, ghi chép.

Người dự giờ cần ghi chép, đánh dấu những biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi của một số HS mà mình quan sát được trong từng thời điểm cụ thể, tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi tất cả nội dung kiến thức, lời nói của GV... theo cách ghi truyền thống. Người dự giờ có thể sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thông tin một cách ngắn gọn, cụ thể, dễ dàng đối chiếu với tổng hợp thông tin:

Nội dung hoạt động Biểu hiện của HS Nguyên nhân,

biện pháp

* Hoạt động 1: - Tên hoạt động

- Nội dung chính của hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập...

* Hoạt động 2:

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, khả năng trả lời câu hỏi...

- Bài tập, sản phẩm....

Vì ...... Nên .... Có thể là....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1.3.5.7. Đánh giá thơng qua kết quả thực hiện quy trình

Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả để tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH. Thông qua việc kiểm tra quy trình bốn bước của SHCM theo tiếp cận NCBH, hiệu trưởng nhà trường sẽ nắm bắt được ưu điểm, hạn chế, hiệu quả tổ chức SHCM tại tổ chun mơn để có kế hoạch, xây dựng biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.

1.3.6. Hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Trong thực tế, có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động SHCM. Khi nghiên cứu hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, chúng tơi cho rằng có thể áp dụng những hình thức tổ chức chung để tiến hành với hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, cụ thể:

SHCM luân phiên theo cụm trường. SHCM cấp trường, cấp tổ chuyên mơn. SHCM theo điểm trường.

SHCM theo nhóm mơn học, theo nhóm lớp học.

Ngồi ra, có thể tiếp cận theo hướng bao gồm SHCM thường xuyên và SHCM theo chủ đề, các hoạt động chuyên môn này đều nhằm tới mục tiêu chung nhất là tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp nâng cao chất lượng nhà trường, chất lượng học tập của từng HS, tạo cơ hội và giúp đỡ để mọi HS đều được cải thiện thành tích học tập. Thơng qua dự giờ trên lớp, thảo luận, rút kinh nghiệm về những gì HS học được, chưa học được mà không đánh giá GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)