Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Để tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên, chúng tôi xin ý kiến CBQL, GV tại câu hỏi số 11 (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Rất thƣờng xuyên (4đ) Thƣờng xuyên (3đ) Đôi khi (2đ) Chƣa bao giờ (1đ) 1

Đánh giá qua việc tham gia sinh hoạt trực tiếp với các tổ chuyên môn.

163 66 60 22 3.190 2

2 Đánh giá qua nghe báo cáo

của các tổ trưởng chuyên môn. 128 92 77 14 3.074 5 3 Đánh giá thông qua sản phẩm

và kết quả hoạt động SHCM. 143 108 50 10 3.235 1

4

Đánh giá thông qua việc kiểm tra sổ nghị quyết tổ chuyên môn, sổ ghi chép của tổ viên, phiếu quan sát của người dự giờ hoặc dự SHCM trực tiếp.

148 88 26 49 3.077 4

5

Đánh giá thông qua kiểm tra kết quả học tập, nhận thức của HS sau giờ học.

153 71 47 40 3.084 3

Nội dung kiểm tra được các nhà trường sử dụng nhiều nhất là “Đánh giá thông qua sản phẩm và kết quả hoạt động SHCM” có điểm trung bình X đạt 3.235 và “Đánh giá qua việc tham gia sinh hoạt trực tiếp với các tổ chuyên môn” có điểm trung bình X đạt 3.190, xếp thứ 2.

Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 3.084 là nội dung “Đánh giá thông qua kiểm tra kết quả học tập, nhận thức của HS sau giờ học”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Xếp thứ 4 là nội dung “Đánh giá thông qua việc kiểm tra sổ nghị quyết tổ chuyên môn, sổ ghi chép của tổ viên, phiếu quan sát của người dự giờ hoặc dự SHCM trực tiếp” với điểm trung bình X = 3.077. Cuối cùng là “Đánh giá qua nghe báo cáo của các tổ trưởng chuyên môn” với điểm trung bình X = 3.074.

Như vậy, công tác kiểm tra, đánh giá được sử dụng nhiều nhất là đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBHvì tất cả mọi hoạt động từ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đều căn cứ dựa trên mục tiêu. Đây là nội dung cần thiết được kiểm tra trong công tác quản lý. Thông qua kiểm tra người quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện và định hướng nội dung sinh hoạt phù hợp với nhà trường, theo từng thời điểm nhất định để phát huy hết tác dụng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Tuy nhiên, một trong các cách để kiểm tra, đánh giá được khách quan hơn là “Đánh giá thông qua kiểm tra kết quả học tập, nhận thức của HS sau giờ học”chưa được nhà trường chú trọng.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Để tìm hiểu thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên, chúng tôi xin ý kiến CBQL, GV tại câu hỏi số 12 (phụ lục 1) với 07 nội dung:

(1). Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (2). Quản lý tổ trưởng chuyên môn và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

(3). Quản lý quy trình tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH.

(4). Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (5). Quản lý hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (6). Quản lý các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH. (7). Quản lý việc đánh giá kết quả SHCM theo tiếp cận NCBH.

Qua khảo sát về nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Bảng 2.12. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Nội dung quản Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kết quả thực hiện ĐTB Thứ bậc Rất thƣờng xuyên (4đ) Thƣờng xuyên (3đ) Đôi khi (2đ) Chƣa bao giờ (1đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) 1 194 88 29 0 3.531 1 195 68 38 10 3.441 1 2 198 61 52 0 3.469 3 193 60 40 18 3.376 4 3 199 60 52 0 3.473 2 200 56 40 15 3.418 2 4 198 59 54 0 3.463 4 192 30 69 20 3.267 7 5 191 50 70 0 3.389 7 197 58 30 26 3.370 5 6 196 60 55 0 3.453 5 192 62 40 17 3.379 3 7 193 65 53 0 3.450 6 194 60 30 27 3.354 6 Kết quả tại bảng số liệu cho thấy số lượng CBQL, GV nhận định chưa bao giờ thực hiện các nội dung quản lý là 0, chứng tỏ tất cả các trường tiểu học huyện Tiên Yên đã quản lý đầy đủ 07 nội dung khác nhau đối với hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Các nội dung được nhà trường quản lý thường xuyên nhất là: “Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” (X = 3.531, xếp thứ 1). Điều đó chứng tỏ các trường đã rất quan tâm xác định đúng mục tiêu SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội học tập thực sự, tất cả GV được nâng cao năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm. Đồng thời, hiệu trưởng các trường đã thực hiện nghiêm túc, thường xuyên việc quản lý nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH theo đúng chức năng quản lý từ khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến giám sát, đánh giá kết quả hoạt động này để có biện pháp điều chỉnh trong quá trình quản lý.

“Quản lý quy trình tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH” được xếp thứ 2 với

X = 3.473. Qua kết quả cho thấy, thông qua đội ngũ TTCM, hiệu trưởng đã quản lý được việc thực hiện quy trình tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH tại các tổ chuyên môn. Dựa trên kết quả chỉ đạo 3 bước đầu tiên trong quy trình tổ chức SHCM này, hiệu trưởng có cơ sở để ra quyết định chỉ đạo việc áp dụng các bài dạy đã hoàn chỉnh vào thực tiễn hàng ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

- Xếp thứ 3 là “Quản lý TTCM và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” với X = 3.469. Kết quả này cho thấy, hiệu trưởng các trường đã quản lý tương đối tốt TTCM và GV từ việc nghiên cứu văn bản, xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở tổ chuyên môn; đồng thời hiệu trưởng cũng đã quản lý được việc bồi dưỡng của TTCM và tự bồi dưỡng của cá nhân GV để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng tham gia SHCM theo tiếp cận NCBH.

- Với X = 3.463, “Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được xếp thứ 4. 60 CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện nội dung quản lý này là Tốt, 18 người đánh giá Yếu chứng tỏ việc quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của hiệu trưởng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, khi so sánh độ tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện thì “Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được quản lý tương đối thường xuyên nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp với X = 3.389, xếp thứ 7. Nguyên nhân có thể do việc quản lý mỗi phương pháp đều có ưu điểm, hạn chế nhất định, nhưng một số hiệu trưởng chưa có sự lựa chọn, vận dụng phối hợp một cách hợp lý trong quá trình quản lý tổ chức hoạt động để mang đến hiệu quả cao nhất.

- “Quản lý các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH” (X = 3.453, xếp thứ 5), “Quản lý việc đánh giá kết quả SHCM theo tiếp cận NCBH” (X = 3.450, xếp thứ 6). Đây là các nội dung được quản lý đạt kết quả ở mức trung bình. Căn cứ vào kết quả ở bảng 2.12 có thể nhận thấy nguyên nhân là do các nội dung này ít được quan tâm thực hiện thường xuyên nên chất lượng thực hiện chưa hiệu quả.

Nội dung được quản lý ít nhất, xếp thứ 7 với X = 3.389 là “Quản lý hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” nhưng hiệu quả quản lý ở mức trung bình với X = 3.370, xếp thứ 5.

Qua việc đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, chúng tôi xác định nguyên nhân có thể do hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong trường tiểu học huyện Tiên Yên mới được triển khai, chưa thực hiện đồng bộ vì vậy quản lý phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá còn lúng túng, chưa phù hợp nên hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH còn khiêm tốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2.4.2. Thực trạng thực hiện phương pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH cận NCBH

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện phương pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên, chúng tôi xin ý kiến CBQL, GV tại câu hỏi số 13 (phụ lục 1) với 03 phương pháp:

(1). Phương pháp tổ chức hành chính. (2). Phương pháp tâm lý giáo dục. (3). Phương pháp kinh tế.

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện phƣơng pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH Nội dung Mức độ thực hiện Tổng điểm Thứ bậc Kết quả thực hiện Tổng điểm Thứ bậc Rất thƣờng xuyên (4đ) Thƣờng xuyên (3đ) Đôi khi (2đ) Chƣa bao giờ (1đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) 1 199 62 50 0 1082 1 192 52 40 27 1031 2 2 196 60 55 0 1074 2 166 66 60 19 1001 3 3 197 50 64 0 1066 3 198 56 37 20 1054 1 Phương pháp được nhà trường thực hiện thường xuyên nhất là “Phương pháp tổ chức hành chính” với 1082 điểm, xếp thứ 1 nhưng hiệu quả thực hiện ở mức trung bình.

“Phương pháp tâm lý giáo dục” được sử dụng ở mức trung bình nhưng hiệu quả thực hiện thấp nhất với 1001 điểm, xếp thứ 3.

“Phương pháp kinh tế” được sử dụng ít nhất với 1066 điểm, xếp thứ 3 nhưng hiệu quả sử dụng cao nhất với tổng số điểm là 1054, xếp thứ 1.

Từ việc phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi thấy điều kiện về tài chính, về CSVC, chính sách thưởng, phạt còn hạn chế. Thực tế tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên hiện nay, các GV bộ môn có thành tích trong đào tạo, bồi dưỡng HS giỏi rất được quan tâm, khen thưởng, động viên kịp thời. Nhưng đối với những GV có nhiều đóng góp cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH chưa được động viên, khích lệ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

khen thưởng một cách thích đáng. Do đó phần nào không kích thích được tính tích cực, nhiệt tình, phát huy sáng tạo trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của GV.

2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH theo tiếp cận NCBH

Công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 14 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.14:

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH TT Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng Tổng điểm Xếp thứ Rất ảnh hƣởng (4đ) Ảnh hƣởng (3đ) Phân vân (2đ) Không ảnh hƣởng (1đ) 1 Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp 198 62 51 0 1080 4

2 Điều kiện trang thiết bị

phục vụ dạy học và CSVC 197 59 55 0 1075 5

3

Nhận thức của cán bộ quản lí, tổ trưởng tổ chuyên môn và đội ngũ GV nhà trường

194 88 29 0 1098 1

4

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của người quản lý

196 73 42 0 1087 2

5 Số lượng và chất lượng

đội ngũ GV 199 65 47 0 1085 3

6

Yếu tố kế hoạch trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH

188 61 62 0 1059 7

7

Kiểm tra và điều chỉnh trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH

195 60 56 0 1072 6

Kết quả khảo sát trên cho thấy trong 07 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì 100% CBQL, GV đánh giá các yếu tố đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Trong đó, yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lí, tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

trưởng tổ chuyên môn và đội ngũ GV nhà trường” xếp thứ nhất với 1098 điểm; xếp thứ 2 với 1087 điểm là yếu tố “Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của người quản lý”; xếp thứ 3 với tổng điểm 1085 là yếu tố “Số lượng và chất lượng đội ngũ GV”. Đây là 03 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Với tổng điểm là 1080, yếu tố “Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp” được xếp thứ 4; “Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và CSVC” được xếp thứ 5 với tổng điểm là 1075. Hai yếu tố khách quan này được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ trung bình.

Xếp thứ 6 với 1072 điểm là yếu tố “Kiểm tra và điều chỉnh trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH”.

Cuối cùng, với tổng điểm thấp nhất 1059, “Yếu tố kế hoạch trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH” được xếp thứ 7.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH là các yếu tố chủ quan trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong đó quan trọng nhất là nhận thức, năng lực của CBQL, GV trong các trường tiểu học. Các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng nhưng chỉ ở mức độ nhất định.

2.5. Đánh giá chung về kết quả khảo sát thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Về thực trạng nhận thức: Nhìn chung, đa số CBQL và GV các trường tiểu học huyện Tiên Yên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Về thực trạng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên được thực hiện thường xuyên với phương pháp và hình thức phong phú; đồng thời, đã thực hiện tương đối tốt các yếu tố đảm bảo cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Về thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: Nhìn chung hiệu trưởng các trường tiểu học đã thể hiện rõ vai trò tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Các nội dung quản lý được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả tương đối tốt. Các phương pháp quản lý được quan tâm kết hợp sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

dụng để đem lại hiệu quả quản lý. Đồng thời, nhà quản lý đã xác định đúng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý.

2.5.2. Hạn chế

Về thực trạng nhận thức: Một số CBQL, GV nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Sự nhận thức của CBQL, GV còn có khác biệt, CBQL đánh giá cao các nội dung liên quan đến công tác quản lý còn GV đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)