Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên góp phần chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nêu trên. Các biện pháp này có vai trị riêng, tính độc lập tương đối với nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường mình.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng, liên kết tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm giải quyết tốt nhất công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp này là cơ sở, biện pháp kia là điều kiện... để thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau; đồng thời các biện pháp cũng tác động đồng bộ vào quá trình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH để đảm bảo mục tiêu quản lý đã đề ra.

- Biện pháp 1 “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH” là biện pháp chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

- Biện pháp 2 “Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được xác định là biện pháp cơ sở để thực hiện 04 biện pháp cịn lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

- Biện pháp 3 “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được xác định là biện pháp bổ trợ trực tiếp cho biện pháp 1.

- Biện pháp 4 “Tăng cường CSVC phục vụ trực tiếp hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” và biện pháp 5 “Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn liên tục” là biện pháp điều kiện để thực hiện biện pháp 1 và biện pháp 3.

Do đó, các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong các nhà trường, thơng qua đó góp phần quan trọng trong việc đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.

3.4. Tổ chức khảo nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

3.4.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm

3.4.2.1. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH mà đề tài đã đề xuất.

3.4.2.2. Cách thức khảo nghiệm

- Xây dựng phiếu hỏi.

- Tổ chức xin ý kiến: Trưng cầu ý kiến của 10 CBQL cấp Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, 30 CBQL cấp trường, 60 GV về những biện pháp quản lý mà đề tài đã xây dựng.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi tại phụ lục 2 để xin ý kiến CBQL, GV với 05 biện pháp:

(1). Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên mơn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

(3). Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

(4). Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

(5). Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn liên tục.

Qua khảo sát, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

ở trƣờng tiểu học Biện pháp quản Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết (3đ) Cần thiết (2đ) Không cần thiết (1đ) Tổng điểm Thứ bậc Rất khả thi (3đ) Khả thi (2đ) Không khả thi (1đ) Tổng điểm Thứ bậc 1 100 0 0 300 1 96 4 0 296 1 2 88 12 0 288 4 80 20 0 280 5 3 87 13 0 287 5 83 17 0 283 4 4 97 3 0 297 2 85 15 0 285 3 5 94 6 0 294 3 92 8 0 292 2 * Đánh giá về mức độ cần thiết:

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy 100% CBQL, GV được xin ý kiến đều cho rằng các biện pháp chúng tôi đưa ra là rất cần thiết và cần thiết.

So sánh tổng số điểm của các biện pháp, chúng tơi thấy khơng có sự chênh lệch nhiều (từ 287 điểm đến 300 điểm) chứng tỏ các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có tầm quan trọng và tính cần thiết cao.

Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH” (tổng điểm là 300, xếp thứ 1) và “Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” (tổng điểm là 297, xếp thứ 2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Xếp thứ 3 là biện pháp “Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn liên tục” với 294 điểm.

Hai biện pháp chênh lệch nhau 01 điểm được xếp cuối là: biện pháp “Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” với 288 điểm, xếp thứ 4, biện pháp “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” xếp thứ 5 với 287 điểm.

* Đánh giá về tính khả thi:

100% CBQL, GV được khảo sát đều đánh giá các biện pháp rất khả thi và khả thi. So sánh tổng số điểm về tính khả thi của các biện pháp, chúng tơi thấy khơng có sự chênh lệch nhiều (từ 280 điểm đến 296 điểm) chứng tỏ các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đều có tính khả thi cao.

Biện pháp có tính khả thi cao nhất là “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH” (tổng điểm là 296, xếp thứ 1).

Xếp thứ 2 với 292 điểm là biện pháp “Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn liên tục”.

Ba biện pháp cùng ở mức điểm từ 280 điểm trở lên là “Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH”, xếp thứ 3 với 285 điểm; “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH”, xếp thứ 4 với 283 điểm; xếp thứ 5 với 280 điểm là biện pháp “Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH”.

* So sánh về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:

Từ bảng 3.1, chúng tơi cụ thể hóa bằng biểu đồ dưới đây để có sự so sánh cụ thể giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 270 275 280 285 290 295 300 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Mức độ cần thiết Tính khả thi

Qua biểu đồ cho thấy, Biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH” có tính cần thiết và khả thi cao nhất. Điều này chứng tỏ CBQL, GV các trường tiểu học huyện Tiên Yên đều cho rằng đây là biện pháp cần thiết và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học trong huyện.

Biện pháp “Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” và biện pháp “Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn liên tục” được xếp vào nhóm giữa. Trong đó biện pháp “Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được đánh giá là cần thiết hơn biện pháp “Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chun mơn liên tục”, nhưng tính khả thi thấp hơn. Ngun nhân có thể do: việc tạo động lực cho GV phụ thuộc rất lớn vào nhà trường, tác động đúng vào yếu tố tâm lý của GV nên dễ dàng thực hiện và khả thi hơn việc tăng cường CSVC vì để có CSVC tốt nhất phục vụ hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phụ thuộc nhiều vào việc xã hội hóa, kinh phí được cấp.

Hai biện pháp là “Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” và “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được đánh giá cần thiết gần như nhau nhưng biện pháp “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được đánh giá thực hiện có tính khả thi cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

* Đánh giá chung về kết quả khảo nghiệm:

Kết quả khảo nghiệm cho thấy khơng có CBQL, GV nào đánh giá những biện pháp chúng tôi xây dựng là không cần thiết và không khả thi. Như vậy, những biện

pháp chúng tôi xây dựng trong đề tài rất phù hợp với tình hình quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên. Điều đó chứng tỏ 05 biện pháp chúng tơi đưa ra là rất cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Kết luận chƣơng 3

Nhận thức về quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đối với các nhà quản lý là rất quan trọng trong giáo dục, nó gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và đổi mới phương pháp học tập của học sinh, cải thiện công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của nhà trường. CBQL cần có tầm nhìn, ln nắm rõ nội quy, quy chế và điều lệ của nhà trường đã được cụ thể hóa, từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm điều chỉnh kịp thời những sai sót trong q trình tổ chức, chỉ đạo.

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, chúng tôi đã xây dựng 05 biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh dựa trên các nguyên tắc đảm bảo: tính mục tiêu, tính khoa học, tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính kế thừa và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có vai trị riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay, trong đó đổi mới căn bản cơng tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Vì vậy, cần phải đổi mới công tác quản lý giáo dục ngay từ trong các nhà trường. Trong những năm gần đây, việc đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn đang được các cấp quản lý quan tâm và chỉ đạo đó là áp dụng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm đảm bảo cơ hội học tập, phát triển toàn diện cho HS.

Qua việc nghiên cứu đầy đủ, lơgic và có hệ thống lý luận khoa học quản lý giáo dục, lý luận hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH; đồng thời tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề lý luận hoạt động và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học, chúng tơi sử dụng những lý luận đó làm cơ sở để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng, khách quan và nêu lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Từ việc phân tích thực trạng có thể thấy việc quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên đã đạt được hiệu quả nhất định, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, năng lực của GV và trình độ nhận thức của HS. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế trong đó có những nguyên nhân chủ yếu về phía nhà trường: đội ngũ GV, CB chưa nhận thức đúng đắn; năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động của TTCM còn yếu; cách thức kiểm tra, đánh giá chưa thấy được ưu điểm và hạn chế của GV và HS,...

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đó là:

(1). Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV theo tiếp cận NCBH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

(2). Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (3). Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

(4). Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

(5). Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo động lực cho GV phát triển chuyên môn liên tục.

Qua khảo nghiệm, 5 biện pháp trên đều được đánh giá là đảm bảo tính cần thiết, khả thi và có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong điều kiện quán triệt những yêu cầu của từng biện pháp khi thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo cụ thể về vấn đề SHCM theo tiếp cận NCBH cho các trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về SHCM theo tiếp cận NCBH để CBQL và GV các trường tham dự học tập.

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên

Tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên xây dựng đầy đủ các phòng học, phòng chức năng; trang bị mới các phương tiện vật chất, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục cho các trường nhằm đảm bảo các điều kiện cho quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đạt hiệu quả.

Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng giáo dục về nội dung, phương pháp cụ thể tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Mở chuyên mục về lĩnh vực SHCM theo tiếp cận NCBH trên website của Phòng GD&ĐT và tìm kiếm những link liên kết để tạo điều kiện cho các trường tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)