Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý

Công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH ở cấp tiểu học có những đặc thù riêng nên quá trình quản lý của hiệu trưởng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

1.4.5.1. Các yếu tố khách quan

* Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp:

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Vì vậy hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH được hỗ trợ từ mọi yếu tố làm cho quản lý đi theo định hướng, theo kế hoạch.

* Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và CSVC:

CSVC, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH yếu tố CSVC có ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của CSVC đến hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH và có sự đầu tư, quản lý tốt các trang thiết bị, CSVC đảm bảo cho hoạt động SHCM sẽ đạt hiệu quả cao.

Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

1.4.5.2. Các yếu tố chủ quan

* Yếu tố nhận thức của cán bộ quản lí, TTCM và đội ngũ GV nhà trường

Các cán bộ quản lý, GV phải là những người có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo tiếp cận NCBH,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

có hiểu biết về lí luận và có kinh nghiệm trong công tác quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo tiếp cận NCBH.

* Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của người quản lý

Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Nếu hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học.

Người hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu, tập hợp mọi thành viên vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả. Hiệu trưởng phải là người chỉ đạo phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc chỉ đạo hoạt động giảng dạy của GV, dự giờ thống nhất nội dung bài giảng, có ý kiến đóng góp, xây dựng chỉ đạo các GV tổ chức tốt NCBH, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động SHCM chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ GV dạy minh họa, GV dự giờ, phát huy được tay nghề của mỗi GV.

Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là GV bộ môn giỏi, nhiệt tình, có đầy đủ năng lực, phẩm chất của người GV, có nhiều kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động và năng lực sư phạm, được hiệu trưởng tín nhiệm và được chỉ định làm tổ trưởng; chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc quản lý điều hành hoạt động, tổ chức việc dạy và học, quản lý lao động của GV trong tổ chuyên môn mà mình phụ trách.

* Số lượng và chất lượng đội ngũ GV

Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu giáo dục, chương trình,... sẽ là yếu tố giúp cho hiệu trưởng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH được hiệu quả hơn.

Trình độ chuyên môn của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. Để thực hiện tốt hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đòi hỏi mỗi GV phải có năng lực phân tích, đánh giá người học toàn diện về các mặt: năng lực nhận thức, hứng thú, nhu cầu, sở thích đối với môn học, tính tích cực tham gia hoạt động học tập; có năng lực phân tích, đánh giá và phát triển chương trình giáo dục, chương trình dạy học; đồng thời bản thân GV phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

* Yếu tố kế hoạch trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH

Lập kế hoạch ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH vì quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH diễn ra thường xuyên và là một mảng quan trọng trong quản lý nhà trường. Do đó nó phải được thực hiện như một chu trình quản lý. Công tác này liên quan đến rất nhiều các đối tượng trong nhà trường như: cán bộ quản lý, GV, HS, các bộ phận chức năng trong nhà trường… Vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể, khoa học, công khai cho mọi thành viên để thực hiện công việc trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH một cách hệ thống.

* Kiểm tra và điều chỉnh trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH

Quá trình thực hiện các hoạt động quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo tiếp cận NCBH phải được kiểm tra thường xuyên để tăng mức độ thực hiện các công việc theo kế hoạch đã xây dựng, thúc đẩy tiến độ thực hiện tránh những tiêu cực. Yếu tố này giúp cho người quản lý có thể hình dung được công tác quản lý đang được tiến hành như thế nào. Đặc biệt khi kiểm tra thì người quản lý sẽ có thể kịp thời điều chỉnh lại những yếu tố không phù hợp, không hiệu quả để công tác quản lý SHCM được diễn ra hiệu quả, chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Kết luận chƣơng 1

SHCM theo tiếp cận NCBH là hoạt động mang nhiều ý nghĩa đối với các nhà trường hiện nay: tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ; góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học bình đẳng, thân thiện cho tất cả mọi người. Vì vậy, quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH là một hướng nghiên cứu mới đang được nhiều tác giả quan tâm tiếp cận. Quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm phân tích, đánh giá, chia sẻ về thực tế việc học của HS để đề xuất biện pháp từ người dạy giúp HS học tập hiệu quả mà không tập trung đánh giá xếp loại GV.

Quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học có những đặc trưng riêng. Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý mục tiêu, nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ; quản lý TTCM và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH; quản lý quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH; quản lý các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH và quản lý việc đánh giá kết quả SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường.

Hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan: chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp; điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và CSVC; nhận thức của cán bộ quản lí, tổ trưởng tổ chuyên môn và đội ngũ GV nhà trường; năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của người quản lý; số lượng và chất lượng đội ngũ GV; yếu tố kế hoạch trong quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH; kiểm tra và điều chỉnh trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH. Do vậy, người hiệu trưởng nhà trường muốn thực hiện hiệu quả việc quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH thì phải nắm vững lý luận về quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, đặc điểm nhà trường, GV, HS; đồng thời sử dụng các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để điều hành SHCM theo đúng mục tiêu, phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện của trường, năng lực của GV và khả năng lĩnh hội của HS nhằm vận dụng triệt để trong quản lý hoạt động này ở trường tiểu học sẽ mang lại chất lượng và hiệu quả cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Những nghiên cứu ở chương 1 là tiền đề để chúng tôi giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về đặc điểm giáo dục tiểu học và vấn đề sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên

2.1.1.1. Khái quát về đặc điểm giáo dục tiểu học huyện Tiên Yên

Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, kinh tế còn rất nhiều khó khăn song các cấp lãnh đạo huyện luôn quan tâm đến giáo dục, đầu tư CSVC, nguồn lực để xây dựng trường lớp. Hệ thống trường, lớp từ cấp mầm non, tiểu học đến THCS được xây dựng khang trang, cảnh quan môi trường thân thiện đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục phổ thông.

Toàn huyện hiện có 14 trường công lập có cấp tiểu học. Ngoài 08 trường tiểu học, huyện còn có 05 trường TH&THCS, 01 trường PTDTBT TH&THCS liên cấp từ cấp học tiểu học đến THCS. Đây là khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo bởi sự khác nhau về mục tiêu, nội dung chương trình, điều kiện CSVC.

Về CSVC: Cấp học tiểu học của huyện có 367 phòng học với 186 phòng học kiên cố, 174 phòng học bán kiên cố, 07 phòng học tạm. Vì vậy không còn có tình trạng trường lớp học 3 ca. Trường học đã được cao tầng hóa dần dần, toàn huyện có 11/12 xã có trường học cao tầng. Đến nay, có 09 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 08 trường tiểu học, 01 trường TH&THCS.

Về đội ngũ: Năm học 2013-2014, huyện có 473 GV tham gia giảng dạy ở bậc tiểu học với 100% GV có trình độ trên chuẩn (Đại học: 45.03%, Cao đẳng: 54.97%). Xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có 228 người xếp loại xuất sắc, 199 người xếp loại khá, 45 người xếp loại trung bình, 01 người xếp loại kém. Đa số độ

ợc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý giáo dục; về năng lực quản lý đánh giá theo chuẩn phó hiệu trưởng có 03 người (chiếm tỷ lệ 9,4%) ở mức trung bình.

Về chất lượng HS: Trong những năm học gần đây, chất lượng giáo dục tiểu học khá ổn định. Tỷ lệ HS lên lớp thẳng hàng năm đạt từ 98% trở lên, HS đạt học lực khá, giỏi từ 40 - 60%. HS thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm chiếm trên 99%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Dưới sự chỉ đạo của cấp trên cũng như sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, GV, sự nghiệp giáo dục của huyện Tiên Yên trong những năm qua đã có bước phát triển vững vàng, hiệu quả.

2.1.1.2. SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên

Sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận NCBH là một trong những hoạt động trọng tâm mà ngành giáo dục Tiên Yên quan tâm triển khai và duy trì thực hiện. Trước khi triển khai dự án của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, năm 2011 Phòng GD&ĐT đã cử cốt cán tham gia tập huấn về mô hình SHCM theo tiếp cận NCBH tại tỉnh Bắc Giang. Tháng 9/2012, Ban điều hành dự án huyện Tiên Yên đã cho phép triển khai thí điểm mô hình này tại trường tiểu học thị trấn Tiên Yên và trường tiểu học Tiên Lãng. Phòng GD&ĐT chỉ đạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các cốt cán đều phải tham gia để hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm chuẩn bị áp dụng cho đơn vị mình. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ các đồng chí cốt cán hiểu sâu sắc mà toàn thể cán bộ, GV của trường 02 trường đã bước đầu tiếp cận và đón nhận mô hình mới một cách tích cực.

Nhận thấy hiệu quả từ việc thực hiện thí điểm mô hình SHCM theo tiếp cận NCBH, Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên đã chỉ đạo nhân rộng mô hình, bắt đầu triển khai tại 04 trường: tiểu học Hải Lạng, tiểu học Đông Ngũ 1, tiểu học Đông Hải, TH&THCS Yên Than vào tháng 01/2013; đồng thời chỉ đạo 02 trường tiểu học thị trấn Tiên Yên, tiểu học Tiên Lãng áp dụng vào bài học hàng ngày. Ban đầu HS còn bỡ ngỡ, rụt rè khi có nhiều người dự giờ và quan sát nên hiệu quả từ việc học tập của các em chưa cao. Nhưng đến nay, các giờ học của GV tại 06 trường thực hiện SHCM theo tiếp cận NCBH đã có nhiều biến chuyển tích cực. GV đã chú trọng dừng lại hướng dẫn, khắc sâu ở những kiến thức HS còn hạn chế và xử lý những tình huống bất thường xảy ra trên lớp học. Không những thế việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã giúp HS hứng thú và tự giác tham gia vào bài học. Đặc biệt năng lực học tập của HS vùng cao, HS là người dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Nhận thức về quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Tiên Yên.

- Thực trạng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên.

- Thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên.

2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát

- Khách thể khảo sát: Tổng số khách thể được xin ý kiến là 311 người, trong đó có 49 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 262 GV tiểu học.

- Địa bàn khảo sát: 08 trường tiểu học của huyện Tiên Yên gồm Trường tiểu học thị trấn Tiên Yên, Trường tiểu học Tiên Lãng, Trường tiểu học Hải Lạng, Trường tiểu học Đông Hải, Trường tiểu học Đông Ngũ 1, Trường tiểu học Đông Ngũ 2, Trường tiểu học Phong Dụ 1, Trường tiểu học Phong Dụ 2.

2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. (Phụ lục 1)

Việc xử lý kết quả khảo sát dựa vào phương pháp toán thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai kĩ thuật đánh giá là định lượng theo tỷ lệ % và tính điểm. Cụ thể, chúng tôi quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:

4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Tốt Khá Trung bình Yếu

Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Phân vân Không ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2.2. Thực trạng nhận thức về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên

2.2.1. Nhận thức về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

2.2.1.1.Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về một số khái niệm liên quan tới hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, ở câu hỏi số 1 (phụ lục 1), chúng tôi xin ý kiến về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)