Tăng cường CSVC phục vụ trực tiếp hoạt động SHCM theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 95 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường

3.2.4. Tăng cường CSVC phục vụ trực tiếp hoạt động SHCM theo tiếp cận

- Sử dụng phương pháp thanh tra, kiểm tra: Kiểm tra khơng được mang tính hình thức mà phải dựa vào các tiêu chí đánh giá tương ứng với từng nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trong kế hoạch hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của nhà trường, trong việc thực hiện qui chế chuyên môn, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí mà người GV đảm nhận. Để thực hiện các nội dung kiểm tra có thể thơng qua: kế hoạch, nội dung, thời gian, kết quả SHCM...

- Sử dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý giáo dục và phương pháp mệnh lệnh hành chính nhằm sử dụng ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp khác:

+ Sử dụng phương pháp kinh tế để tạo địn bẩy kinh tế, gắn kết các lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể nhà trường, đồng thời gắn quyền lợi với trách nhiệm của GV; hoặc thuyết phục, khuyến khích, nhưng nếu GV khơng tích cực, tự giác, hiệu trưởng cần sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính bắt buộc họ thực hiện hiệu quả.

+ Sử dụng phương pháp tâm lý giáo dục để tạo động lực về tinh thần nhưng đồng thời cũng phải tạo động lực về vật chất thông qua phương pháp kinh tế nhằm giúp GV tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc thực hiện SHCM theo tiếp cận NCBH tại tổ chuyên môn.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

CBQL, GV nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH là tất yếu.

Các lực lượng giáo dục trong trường cần tham gia tích cực, đóng góp xây dựng và tổ chức thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH một cách sáng tạo, hiệu quả.

3.2.4. Tăng cường CSVC phục vụ trực tiếp hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH NCBH

3.2.4.1. Mục tiêu

Trang bị cho GV những đồ dùng, thiết bị dạy học công nghệ cao và các điều kiện về CSVC như phịng học bộ mơn, tủ đựng hồ sơ giúp cho GV có điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Xây dựng phong trào tự nghiên cứu, tự làm đồ dùng dạy học trong các trường tiểu học một cách thường xun khơng chỉ để khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị, CSVC mà còn để đáp ứng yêu cầu thực hiện giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH nói riêng và chăm lo xây dựng, bảo quản CSVC nhà trường của hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện đại hố CSVC trường học nói chung.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Trang bị hệ thống tài liệu nghiên cứu, các thiết bị tra cứu về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: tài liệu được in ấn, tài liệu điện tử.

Đầu tư trang cấp các phương tiện hiện đại hỗ trợ hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: máy tính xách tay, máy chiếu, máy quay video, máy ảnh, loa, camera lớp học,...; đồ dùng dạy học trong trường tiểu học. Trang bị đầy đủ hệ thống phòng học đa năng, các loại tủ đựng hồ sơ, thiết bị cho tổ chuyên môn.

Nâng cao ý thức sử dụng, bảo quản các tài liệu, đồ dùng, trang thiết bị được cung cấp; bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại cho GV. Khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ dạy học theo tiếp cận NCBH.

Kiểm tra, đánh giá kĩ năng sử dụng, bảo quản CSVC trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường cần rà soát, kiểm tra thực tế, đánh giá hiện trạng hệ thống CSVC hiện có của trường; chỉ đạo các bộ phận, tổ chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc, xác định nhu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học của GV khi thực hiện hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH để xây dựng kế hoạch năm học trong đó có xác định việc trang bị mới, sửa chữa hoặc thay thế về CSVC.

Đẩy mạnh cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương, Phịng GD&ĐT về công tác xây dựng CSVC của nhà trường. Trong đó, tích cực tham mưu về việc huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn kinh phí từ dự án của nước ngồi, các chương trình mục tiêu quốc gia, cân đối từ nguồn tiết kiệm chi khác để bổ sung CSVC, thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa: tuyên truyền vận động và xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhà trường với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, hội phụ huynh, các tập thể và cá nhân đóng góp cơng sức, kinh phí để bổ sung CSVC cho nhà trường.

Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học để việc đầu tư có trọng tâm, tránh dàn trải khơng đem lại hiệu quả thiết thực.

Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn cho CBQL, GV về CSVC, thiết bị dạy học qua việc tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu quản lý giáo dục; tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, các lớp bồi dưỡng tập trung để bồi dưỡng cho TTCM, GV sử dụng, bảo quản các trang thiết bị dạy học theo tiếp cận NCBH, nhất là trang thiết bị công nghệ cao; tham quan học tập các trường có CSVC và phương pháp quản lý tốt.

Chuẩn hóa và trang bị hệ thống tài liệu về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH để TTCM, GV có căn cứ thực hiện: tham mưu với Phịng GD&ĐT xây dựng hệ thống văn bản, bố trí kinh phí mua các tài liệu và huy động tài liệu từ chính GV trong nhà trường.

Đầu tư xây dựng hệ thống CSVC như phòng học chức năng, tủ đựng hồ sơ; mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ chính đáng cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH: máy tính xách tay, máy chiếu, máy quay video, máy ảnh, loa,...; bổ sung đồ dùng dạy học của các mơn học. Ngồi ra, các trường cần đầu tư mua sắm bảng đen di động hoặc bảng phoóc để hỗ trợ việc ghi lại tiến trình hoặc ghi lại các ý kiến trao đổi, chia sẻ trong SHCM theo tiếp cận NCBH.

- Với những trường có điều kiện, huy động được nguồn kinh phí có thể bố trí cho mỗi lớp một tủ đựng hồ sơ, thiết bị và trang cấp máy chiếu, máy quay, loa tại các phịng học để GV và HS khơng phải di chuyển đồ dùng, thiết bị; đồng thời các lớp có đủ thiết bị nghe nhìn để triển khai các bước SHCM theo tiếp cận NCBH.

- Với những trường cịn khó khăn, khơng trang bị đầy đủ các đồ dùng, thiết bị cho mỗi lớp học thì cần xây dựng lịch mượn, trả để tất cả các tổ chuyên môn, các lớp học đều được sử dụng nhằm nâng cao kĩ năng cho GV, giúp HS tiếp cận với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

bài học có ứng dụng cơng nghệ thông tin, đảm bảo cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH được hiệu quả.

Tổ chức hội thi tự làm và sử dụng thiết bị dạy học theo tiếp cận NCBH bằng nhiều hình thức; khen thưởng GV sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường; phổ biến và tổ chức áp dụng rộng rãi những đồ dùng, thiết bị đạt hiệu quả cao.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ chuyên môn thông qua việc xây dựng quy định, kiểm tra việc thực hiện quy định chun mơn; kiểm tra hoạt động của phịng thư viện, phòng thiết bị; việc sử dụng đồ dùng, thiết bị của tổ chuyên môn và cá nhân GV thông qua hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi quá trình xây dựng CSVC mua sắm trang thiết bị hoặc sử dụng phần mềm quản lý trường học để hỗ trợ quản lý hồ sơ, lịch cơng tác, giúp hiệu trưởng nắm bắt tồn bộ hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của các tổ chuyên môn, của trường.

Phân công trách nhiệm việc bảo quản, kiểm kê: Nhà trường thành lập Ban quản lý tài sản - thiết bị, tập hợp đầy đủ hồ sơ, sổ sách thống kê, kiểm tra tài sản định kỳ hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó, nhà trường giao trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản cho từng tổ chuyên môn; hàng tháng kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng CSVC kịp thời.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Đội ngũ CBQL, GV phải nhận thức đầy đủ vai trò của thiết bị, CSVC đối với việc nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH.

CBQL các trường cần rà sốt thực trạng CSVC tại nhà trường, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT huyện; đồng thời xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các tổ chức, cá nhân, ban đại diện cha mẹ học sinh để có được sự quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ về kinh phí mua sắm trang thiết bị, CSVC.

Hiệu trưởng các trường tiểu học phải có kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, CSVC kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng, bảo quản thiết bị, CSVC trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)