Thực trạng điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH

Tổ chuyên môn hoạt động được tốt cần có các điều kiện về mặt chính sách, cơ chế, CSVC, trang thiết bị trường học. Để tìm hiểu thực trạng điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 (phụ lục 1) để khảo sát CBQL, GV và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH

TT Nội dung Kết quả thực hiện Tổng điểm Thứ bậc Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) 1 Chế độ, chính sách động viên khuyến khích tổ trưởng chuyên môn, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, thống nhất các loại hồ sơ, sổ sách của tổ, của GV; giảm bớt áp lực công việc và hồ sơ cho GV.

50 140 85 36 826 4

2

Có đủ các phòng bộ môn và tủ đựng hồ sơ từng tổ, trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học. Trang bị các thiết bị công nghệ cao (máy tính, máy chiếu, máy quay,...) đồng thời khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

54 139 94 24 845 2

3

Giải quyết hợp lý các đề xuất, kiến nghị từ các tổ chuyên môn, quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; kích thích GV tăng cường khả năng độc lập, sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới vào bài dạy minh họa.

58 132 90 31 839 3

4

Bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh giúp cho tập thể GV tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường để đem hết nhiệt huyết cống hiến cho sự phát triển chung của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Với 4 điều kiện để đảm bảo cho hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH đạt hiệu quả, các ý kiến đánh giá của CBQL, GV được thể hiện ở bốn mức độ thực hiện:

tốt, khá, trung bình, yếu. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá các yếu tố đảm bảo ở các mức độ tốt, khá, trung bình; cá biệt có một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ yếu.

Yếu tố được các nhà trường đảm bảo tốt nhất là “Bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh giúp cho tập thể GV tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường để đem hết nhiệt huyết cống hiến cho sự phát triển chung của đơn vị” có tổng điểm là 876, xếp thứ 1. Đây là yếu tố tinh thần quan trọng góp phần thúc đẩy tính tích cực, tự giác thực hiện hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của GV.

Xếp thứ 2 là nội dung “Có đủ các phòng bộ môn và tủ đựng hồ sơ từng tổ, trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học. Trang bị các thiết bị công nghệ cao (máy tính, máy chiếu, máy quay,...) đồng thời khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” với tổng điểm là 845.

Điều kiện “Giải quyết hợp lý các đề xuất, kiến nghị từ các tổ chuyên môn, quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; kích thích GV tăng cường khả năng độc lập, sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới vào bài dạy minh họa” xếp thứ 3 với tổng điểm 839. Đây là một trong những điều kiện rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, bởi vì việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và quản lý cho TTCM là điều rất cần thiết vì thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng, TTCM nâng cao được năng lực quản lý, năng lực sư phạm, kỹ năng tổ chức, phân công nhưng chưa được nhà trường quan tâm.

Xếp thứ 4 với tổng điểm là 826 là “Chế độ, chính sách động viên khuyến khích tổ trưởng chuyên môn, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, thống nhất các loại hồ sơ, sổ sách của tổ, của GV; giảm bớt áp lực công việc và hồ sơ cho GV” Đây là điều kiện nhằm khích lệ về mặt tinh thần lẫn vật chất đến đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH là TTCM và GV nhưng chưa được các nhà trường quan tâm đảm bảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)