Phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Phương pháp quản lý

1.4.4.1. Phương pháp tổ chức hành chính

Theo các tài liệu về chuyên ngành quản lý giáo dục phương pháp tổ chức hành chính được hiểu là các phương pháp chủ thể quản lý giáo dục dựa vào mối quan hệ thứ bậc trong tổ chức để tác động trực tiếp lên những người dưới quyền bằng các mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý dứt khoát, mang tính cưỡng bức buộc đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH bằng phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua việc nghiên cứu tài liệu, văn bản của cấp trên để xây dựng và ban hành văn bản về quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH phù hợp với điều kiện nhà trường, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ, nội dung, cách thức thực hiện, kiểm tra đánh giá SHCM theo tiếp cận NCBH; đồng thời dự kiến trước nhân sự, nguồn lực để thực hiện.

Phương pháp tổ chức hành chính là cần thiết trong công tác quản lý, nó được xem như những biện pháp quản lý cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ, GV và HS phải làm tốt nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ định hướng của kế hoạch đặt ra.

1.4.4.2. Phương pháp tâm lý giáo dục

Phương pháp tâm lý giáo dục được nhiều tác giả quan niệm là chủ thể quản lý giáo dục dùng những cách thức tác động vào nhận thức, tư tưởng và tình cảm của cán bộ, GV, nhân viên, người học và những lực lượng liên đới trong tổ chức giáo dục, trong nhà trường nhằm nâng cao tính sẵn sàng và năng lực hoạt động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra.

Phương pháp tâm lý giáo dục bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội, giao công việc yêu cầu cao,…

Nhóm phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào nghệ thuật của người quản lý.

Quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH bằng phương pháp tâm lý giáo dục đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết tạo động cơ, động lực cho cán bộ, GV; xây dựng niềm tin, bầu không khí thoải mái, cởi mở, thẳng thắn, chân tình để họ tự giác, tích cực thực hiện SHCM theo tiếp cận NCBH.

Ngoài ra, hiệu trưởng cần có biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm xây dựng truyền thống, tạo dựng thương hiệu riêng cho nhà trường. Từ đó, góp phần củng cố niềm tin vững chắc cho cán bộ GV tin tưởng, tiếp tục thực hiện mô hình SHCM này.

1.4.4.3. Phương pháp kinh tế

Nhiều tác giả đồng nhất khái niệm phương pháp kinh tế là sự tác động một cách gián tiếp tới người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Thực chất của phương pháp kinh tế là sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của cán bộ, GV với những kích thích có tính đòn bẩy trong trường, kết hợp phương pháp kinh tế với phương pháp tổ chức hành chính.

Quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH bằng phương pháp kinh tế được thể hiện ở hai khía cạnh:

Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng để tác động, kích thích tới tâm lý người thực hiện. Trong đó phải đưa ra được chỉ số đánh giá cụ thể để xác định rõ hình thức thưởng phạt phân minh cho cá nhân, tổ chuyên môn trong trường. Hỗ trợ về kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật để GV thực hiện đúng, đảm bảo yêu cầu đề ra.

Tạo điều kiện về CSVC để GV thực hiện tốt SHCM theo tiếp cận NCBH: đầu tư trang thiết bị (máy in, máy quay, máy chiếu,...), cung cấp tài liệu, đồ dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)