Thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu

2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Để tìm hiểu thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên, chúng tôi xin ý kiến CBQL, GV tại câu hỏi số 12 (phụ lục 1) với 07 nội dung:

(1). Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (2). Quản lý tổ trưởng chuyên môn và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

(3). Quản lý quy trình tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH.

(4). Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (5). Quản lý hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH. (6). Quản lý các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH. (7). Quản lý việc đánh giá kết quả SHCM theo tiếp cận NCBH.

Qua khảo sát về nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Bảng 2.12. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Nội dung quản Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kết quả thực hiện ĐTB Thứ bậc Rất thƣờng xuyên (4đ) Thƣờng xuyên (3đ) Đôi khi (2đ) Chƣa bao giờ (1đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) 1 194 88 29 0 3.531 1 195 68 38 10 3.441 1 2 198 61 52 0 3.469 3 193 60 40 18 3.376 4 3 199 60 52 0 3.473 2 200 56 40 15 3.418 2 4 198 59 54 0 3.463 4 192 30 69 20 3.267 7 5 191 50 70 0 3.389 7 197 58 30 26 3.370 5 6 196 60 55 0 3.453 5 192 62 40 17 3.379 3 7 193 65 53 0 3.450 6 194 60 30 27 3.354 6 Kết quả tại bảng số liệu cho thấy số lượng CBQL, GV nhận định chưa bao giờ thực hiện các nội dung quản lý là 0, chứng tỏ tất cả các trường tiểu học huyện Tiên Yên đã quản lý đầy đủ 07 nội dung khác nhau đối với hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH.

Các nội dung được nhà trường quản lý thường xuyên nhất là: “Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” (X = 3.531, xếp thứ 1). Điều đó chứng tỏ các trường đã rất quan tâm xác định đúng mục tiêu SHCM theo tiếp cận NCBH nhằm đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội học tập thực sự, tất cả GV được nâng cao năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm. Đồng thời, hiệu trưởng các trường đã thực hiện nghiêm túc, thường xuyên việc quản lý nội dung hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH theo đúng chức năng quản lý từ khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến giám sát, đánh giá kết quả hoạt động này để có biện pháp điều chỉnh trong quá trình quản lý.

“Quản lý quy trình tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH” được xếp thứ 2 với

X = 3.473. Qua kết quả cho thấy, thông qua đội ngũ TTCM, hiệu trưởng đã quản lý được việc thực hiện quy trình tổ chức SHCM theo tiếp cận NCBH tại các tổ chuyên môn. Dựa trên kết quả chỉ đạo 3 bước đầu tiên trong quy trình tổ chức SHCM này, hiệu trưởng có cơ sở để ra quyết định chỉ đạo việc áp dụng các bài dạy đã hoàn chỉnh vào thực tiễn hàng ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

- Xếp thứ 3 là “Quản lý TTCM và GV trong hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” với X = 3.469. Kết quả này cho thấy, hiệu trưởng các trường đã quản lý tương đối tốt TTCM và GV từ việc nghiên cứu văn bản, xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở tổ chuyên môn; đồng thời hiệu trưởng cũng đã quản lý được việc bồi dưỡng của TTCM và tự bồi dưỡng của cá nhân GV để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn và kĩ năng tham gia SHCM theo tiếp cận NCBH.

- Với X = 3.463, “Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được xếp thứ 4. 60 CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện nội dung quản lý này là Tốt, 18 người đánh giá Yếu chứng tỏ việc quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH của hiệu trưởng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, khi so sánh độ tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện thì “Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” được quản lý tương đối thường xuyên nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp với X = 3.389, xếp thứ 7. Nguyên nhân có thể do việc quản lý mỗi phương pháp đều có ưu điểm, hạn chế nhất định, nhưng một số hiệu trưởng chưa có sự lựa chọn, vận dụng phối hợp một cách hợp lý trong quá trình quản lý tổ chức hoạt động để mang đến hiệu quả cao nhất.

- “Quản lý các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo tiếp cận NCBH” (X = 3.453, xếp thứ 5), “Quản lý việc đánh giá kết quả SHCM theo tiếp cận NCBH” (X = 3.450, xếp thứ 6). Đây là các nội dung được quản lý đạt kết quả ở mức trung bình. Căn cứ vào kết quả ở bảng 2.12 có thể nhận thấy nguyên nhân là do các nội dung này ít được quan tâm thực hiện thường xuyên nên chất lượng thực hiện chưa hiệu quả.

Nội dung được quản lý ít nhất, xếp thứ 7 với X = 3.389 là “Quản lý hình thức tổ chức hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH” nhưng hiệu quả quản lý ở mức trung bình với X = 3.370, xếp thứ 5.

Qua việc đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, chúng tôi xác định nguyên nhân có thể do hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH trong trường tiểu học huyện Tiên Yên mới được triển khai, chưa thực hiện đồng bộ vì vậy quản lý phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá còn lúng túng, chưa phù hợp nên hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH còn khiêm tốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)