Mục tiêu hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường

1.3.1. Mục tiêu hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH

Căn cứ vào mục tiêu hoạt động SHCM của tổ chuyên môn tại trường tiểu học và những đặc thù của hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH, chúng tôi cho rằng hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học hướng đến các mục tiêu sau:

Giúp GV tìm các biện pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của HS. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của HS, phát hiện những khó khăn mà HS gặp phải. GV dạy minh họa và người dự giờ cùng nhau tìm các biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng HS.

Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chun mơn, phát huy tính sáng tạo của mình. Thơng qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi GV tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong hoạt động dạy học.

Giúp GV biết cách quan tâm tới tất cả HS trong lớp, đặc biệt chú ý tới những HS cịn yếu hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập.

Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình về đánh giá tiết dạy của GV tiểu học được ban hành kèm theo công văn số 10358/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hoạt động SHCM theo tiếp cận NCBH ở trường tiểu học tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, phát huy khả năng sáng tạo, kết nối lí thuyết với thực hành; đảm bảo cho tất cả HS tham gia vào quá trình học tập, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của từng HS. Phát huy rõ nét tính tích cực của HS với vai trị là người học; đổi mới trong tư duy và SHCM theo xu hướng tiếp cận phương pháp dạy học tích cực; làm thay đổi căn bản về phương pháp thiết kế giờ dạy, tổ chức hoạt động trong giờ dạy, nội dung và hình thức tổ chức SHCM trong trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

tiểu học; xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong nhà trường trên cơ sở cùng cộng tác, học hỏi để phát triển. Đồng thời, tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, hướng tới sự phát triển cho các thành viên trong từng tổ, khối chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)