Khái quát về đặc điểm giáo dục tiểu học và vấn đề sinh hoạt chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 50 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về đặc điểm giáo dục tiểu học và vấn đề sinh hoạt chuyên môn

theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên

2.1.1.1. Khái quát về đặc điểm giáo dục tiểu học huyện Tiên Yên

Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, kinh tế còn rất nhiều khó khăn song các cấp lãnh đạo huyện ln quan tâm đến giáo dục, đầu tư CSVC, nguồn lực để xây dựng trường lớp. Hệ thống trường, lớp từ cấp mầm non, tiểu học đến THCS được xây dựng khang trang, cảnh quan môi trường thân thiện đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục phổ thông.

Tồn huyện hiện có 14 trường cơng lập có cấp tiểu học. Ngồi 08 trường tiểu học, huyện cịn có 05 trường TH&THCS, 01 trường PTDTBT TH&THCS liên cấp từ cấp học tiểu học đến THCS. Đây là khó khăn trong cơng tác quản lý, chỉ đạo bởi sự khác nhau về mục tiêu, nội dung chương trình, điều kiện CSVC.

Về CSVC: Cấp học tiểu học của huyện có 367 phịng học với 186 phòng học kiên cố, 174 phòng học bán kiên cố, 07 phịng học tạm. Vì vậy khơng cịn có tình trạng trường lớp học 3 ca. Trường học đã được cao tầng hóa dần dần, tồn huyện có 11/12 xã có trường học cao tầng. Đến nay, có 09 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 08 trường tiểu học, 01 trường TH&THCS.

Về đội ngũ: Năm học 2013-2014, huyện có 473 GV tham gia giảng dạy ở bậc tiểu học với 100% GV có trình độ trên chuẩn (Đại học: 45.03%, Cao đẳng: 54.97%). Xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có 228 người xếp loại xuất sắc, 199 người xếp loại khá, 45 người xếp loại trung bình, 01 người xếp loại kém. Đa số độ

ợc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý giáo dục; về năng lực quản lý đánh giá theo chuẩn phó hiệu trưởng có 03 người (chiếm tỷ lệ 9,4%) ở mức trung bình.

Về chất lượng HS: Trong những năm học gần đây, chất lượng giáo dục tiểu học khá ổn định. Tỷ lệ HS lên lớp thẳng hàng năm đạt từ 98% trở lên, HS đạt học lực khá, giỏi từ 40 - 60%. HS thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm chiếm trên 99%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Dưới sự chỉ đạo của cấp trên cũng như sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, GV, sự nghiệp giáo dục của huyện Tiên Yên trong những năm qua đã có bước phát triển vững vàng, hiệu quả.

2.1.1.2. SHCM theo tiếp cận NCBH tại trường tiểu học huyện Tiên Yên

Sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận NCBH là một trong những hoạt động trọng tâm mà ngành giáo dục Tiên Yên quan tâm triển khai và duy trì thực hiện. Trước khi triển khai dự án của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, năm 2011 Phòng GD&ĐT đã cử cốt cán tham gia tập huấn về mơ hình SHCM theo tiếp cận NCBH tại tỉnh Bắc Giang. Tháng 9/2012, Ban điều hành dự án huyện Tiên Yên đã cho phép triển khai thí điểm mơ hình này tại trường tiểu học thị trấn Tiên Yên và trường tiểu học Tiên Lãng. Phòng GD&ĐT chỉ đạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các cốt cán đều phải tham gia để hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm chuẩn bị áp dụng cho đơn vị mình. Thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ các đồng chí cốt cán hiểu sâu sắc mà tồn thể cán bộ, GV của trường 02 trường đã bước đầu tiếp cận và đón nhận mơ hình mới một cách tích cực.

Nhận thấy hiệu quả từ việc thực hiện thí điểm mơ hình SHCM theo tiếp cận NCBH, Phịng GD&ĐT huyện Tiên Yên đã chỉ đạo nhân rộng mơ hình, bắt đầu triển khai tại 04 trường: tiểu học Hải Lạng, tiểu học Đông Ngũ 1, tiểu học Đông Hải, TH&THCS Yên Than vào tháng 01/2013; đồng thời chỉ đạo 02 trường tiểu học thị trấn Tiên Yên, tiểu học Tiên Lãng áp dụng vào bài học hàng ngày. Ban đầu HS còn bỡ ngỡ, rụt rè khi có nhiều người dự giờ và quan sát nên hiệu quả từ việc học tập của các em chưa cao. Nhưng đến nay, các giờ học của GV tại 06 trường thực hiện SHCM theo tiếp cận NCBH đã có nhiều biến chuyển tích cực. GV đã chú trọng dừng lại hướng dẫn, khắc sâu ở những kiến thức HS cịn hạn chế và xử lý những tình huống bất thường xảy ra trên lớp học. Không những thế việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã giúp HS hứng thú và tự giác tham gia vào bài học. Đặc biệt năng lực học tập của HS vùng cao, HS là người dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại trường tiểu học huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)