ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

CẤP HUYỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Cải cách tư pháp được đặt ra như là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, ln được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chỉ đạo. Xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước Pháp quyền XHCN là một mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Hiện nay cải cách tư pháp đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Tư tưởng bước đầu về cải cách tư pháp đã được thể hiện trong nghị quyết hội nghị trung ương 8 khoá VII tháng 7 (1993) về việc đưa ra các định hướng về cải cách tư pháp. Tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp quận, huyện theo hướng việc xét xử được thực hiện chủ yếu tại Tòa án cấp này. TAND tối cao chủ yếu xét xử Giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý Tịa án địa phương [9, tr.37] có thể nói rằng các quan điểm chỉ đạo này là những bước đột phá thể hiện sự nhìn nhận sâu sắc của Đảng về những bất cập của nền tư pháp trong thời kỳ này và đặt nền móng cho cơng cuộc cải cách tư pháp trong những năm tiếp theo và đòi hỏi các cơ quan tư pháp cần phải có chiến lược cơng tác về đào tạo lực lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian sắp tới.

Tại các văn kiện Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII (tháng 6-1997), văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khóa VIII, IX tiếp tục khẳng định việc củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND, từng bước mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp huyện, đổi mới tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Cơng chứng viên, Giám định viên có phẩm chất chính trị

và đạo đức, chí cơng vơ tư, có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm bộ máy trong sạch vững mạnh, lập quy hoạch tuyển chọn đào tạo sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể [10, tr.132-133].

Chỉ thị 53/ CT - TW ngày 21/3/2000, của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000. Đã nhấn mạnh công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ tư pháp cấp huyện để thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho cấp huyện cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức trong sạch có năng lực, đào tạo bồi dưỡng và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức theo chức danh theo đúng chức danh tiêu chuẩn, phần lớn các cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyÖn trở lên học xong chương trình lý luận cao cấp và có kiến thức trình độ đại học về một chun ngành nhất định.

Theo như nhận định, sau khi triển khai Nghị quyết 08/NQ - TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã thu được một số kết quả nhất định, tuy nhiên công tác tư pháp và tiến trình cải cách tư pháp cịn bộc lộ nhiều tồn tại “Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với u cầu và địi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người có tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp” [3, tr.1].

Nguyên nhân cơ bản chủ yếu là do:

Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, xa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước [3, tr.1].

Đến Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục xác định và chỉ rõ phương hướng chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 như sau:

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ cơng lý, quyền con người. Kiện tồn các cơ quan tư pháp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực gọn đầu mối, cải cách tư pháp một cách khẩn chương đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm. Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp [10, tr.292].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp nói chung, đội ngũ Thẩm phán TAND nói riêng cần phải được tăng cường về đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này và thường xuyên phải trau dồi phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao uy tín của cán bộ làm cơng tác tư pháp. Mặc dù công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh được coi là một trong tám nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết số 08/NQ - TW đã đề ra và coi như là một trong những nhiệm vụ bức xúc cần phải giải quyết, nhưng đến nay việc triển khai công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Đội ngũ cán bộ tư pháp bổ trợ tư pháp còn thiếu, một số bộ phận cịn yếu về chun mơn nghiệp vụ, cơng việc của cán bộ tư pháp q tải, điều đó gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng và hiệu qua hoạt động tư pháp. Một bộ phận cán bộ tư pháp có trình độ chun mơn và bản lĩnh chính trị yếu, thậm chí cịn sa sút về phẩm chất đạo đức. Năng lực của cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp còn chưa ngang tầm, chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Tiến trình hội nhập quốc tế đã bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta, trực tiếp đặt ra những đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp và bổ trợ tư pháp về mặt kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện là vấn đề rất cấp bách hiện nay, nhất là việc tăng cường kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và những kiến thức mới cả về ngoại ngữ và tin học.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w