Hiện đại hóa cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán trong những năm vừa qua của ngành TAND chủ yếu tập chung ở học viện tư pháp. Nhưng có thể nhận thấy từ thực trạng về vị trí địa lý cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường, và trước yêu cầu mở rộng quy mơ, phạm vi, đối tượng, loại hình đào tạo, bồi dưỡng cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của ngành Tịa án, thì lãnh đạo TAND Tối cao nên tiếp tục nghiên cứu đề án, nâng cao năng lực và quy mơ trường cán bộ Tịa án trên cơ

sở lập quy hoạch tổng thể theo hướng xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường để xây dựng trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử mang tính chất đặc thù của một trung tâm lớn về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử của ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành TAND xây dựng và thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động trong cơng tác tạo nguồn cán bộ bổ nhiệm Thẩm phán và khắc phục những khó khăn về nguồn cán bộ tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán ở một số tòa địa phương, khu vực miền núi, vùng xâu, vùng xa. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đội ngũ Thẩm phán – cán bộ TAND sau đào tạo. Chính vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường được coi như một trong những giải pháp để phục vụ cho việc đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giảng dạy, học tập nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ ngành TAND nói chung và Thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng, tiếp cận được với mơ hình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán của một số quốc gia trên thế giới.

- Khảo sát, tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán trẻ đang công tác tại TAND cấp huyện, đề cử những người có năng lực, có trình độ ngoại ngữ phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành trước mắt và lâu dài chưa đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn kinh phí của các dự án quốc tế và từ nguồn kinh phí của ngành đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

- Có cơ chế chính sách phối hợp với các cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có liên quan triển khai thực hiện các dự án quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, thơng qua đó chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Thẩm phán trong thời gian qua, lãnh đạo TAND đã chú trọng vào việc củng cố đội ngũ giảng viên của trường và đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ

cho hoạt động của trường cán bộ Tòa án. Đến nay hội đồng nhà trường và các bộ phận chức năng đã được củng cố tương đối đầy đủ. TAND Tối cao cần xây dựng chế độ cụ thể cho các giảng viên nhằm thu hút các Thẩm phán có kinh nghiệm để biệt phái giảng dạy tại trường trong một thời gian nhất định. Triển khai nghiên cứu đổi mới về giáo trình, tài liệu cũng như phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trong giai đoạn hiện nay.

Về điều kiện cơ sở vật chất được sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc, trụ sở trường cán bộ Tòa án đã được triển khai, xây dựng trên diện tích 5 hecta và đã hồn thành dự án giai đoạn 1 với hệ thống giảng đường hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức của ngành.

- Hàng năm TAND tối cao có kế hoạch tăng cường kinh phí đảm bảo phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán của ngành.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w