Sửa đổi bổ xung nhiệm vụ đào tạo cán bộ cơng chức ngành Tịa án nhân dân đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

Tịa án nhân dân đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án trong giai đoạn hiện nay

Trong thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ cán bộ, cơng chức Tịa án (trong đó có chức danh Thẩm phán) còn thiếu về số lượng so với yêu cầu của cơng tác xét xử, trình độ nghiệm vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận Thẩm phán vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Mặc dù trong những năm qua, ngành TAND đã nỗ lực, cố gắng tập chung thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử, nhưng trên thực tế chưa khắc phục được. Vẫn cịn có những bản án, quyết định của Tòa án tuyên bị hủy, sửa theo quy định của pháp luật. Mặc dù có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có cả hệ quả từ cách thức đào tạo kiến thức pháp luật ở bậc ®ại học chưa thật hợp lý, công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơng chức Tịa án, đặc biệt đối với Thẩm phán chưa đạt yêu cầu. Công tác đào tạo lại, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới chưa được thực hiện đều đặn, bài bản, việc đào tạo sau ®ại học để có được đội ngũ chuyên gia giỏi cũng đang gặp khó khăn.

Trong bối cảnh hiện nay việc khắc phục những yếu kém của đội ngũ cán bộ, cơng chức ngành Tịa án đang là sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của ngành TAND.

Giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng trên là cần phải tăng cường tổ chức thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ mà trọng tâm là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và coi đây là “ giải pháp quan trọng hàng đầu trong giai đoạn thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới” như đã được kết luận tại kết luận số 37-KL-TW ngày 02-02-2009 của hội nghị trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau nên cơng tác đào tạo

nguồn đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập. Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần phải nhanh chóng đổi mới một cách cơ bản cơng tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng bổ xung đủ chỉ tiêu biên chế cho khối TAND cấp huyện. Do thiếu Thẩm phán nên nhiều Tịa án ở khu vực phía nam đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng các vụ án cần phải giải quyết chiếm 1/6 số lượng án của toàn ngành và các tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long...đang bị quá tải về cơng việc có nơi Thẩm phán được giao giải quyết trung bình trên 10 vụ/1 tháng, dẫn đến nhiều sai sót khơng đáng có về nghiệp vụ. Tình hình thiếu cán bộ Thẩm phán gây ra nhiều khó khăn nhất định đối với cơng tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành. Do vậy, người ít nên nhiều nơi khơng thể cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch quy hoạch cán bộ. Trong khi đó việc quy hoạch đối với cán bộ lãnh đạo TAND cấp huyện có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết nhằm tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ TAND cấp huyện.

- Để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán. Tạo nguồn đưa vào quy hoạch bổ nhiệm Thẩm phán, cán bộ TAND cấp huyện toàn ngành thực hiện chế độ tuyển dụng theo quy định của Chính phủ và của ngành Tòa án. Đối với những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn có khó khăn về chỉ tiêu biên chế. Cần có chế độ chính sách thu hút những người có bằng cử nhân luật đến cơng tác. Những cán bộ cơng chức được tuyển dụng vào ngành Tịa án đều được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chính trị, chun mơn nghiệp vụ.

- Tiến hành đánh giá, lựa chọn, phân loại cán bộ công chức của tất cả các TAND cấp huyện trong phạm vi cả nước trên cơ sở tiêu chuẩn của Thẩm phán TAND cấp huyện và hiệu quả công tác thực tế, để cử đi đào tạo bồi dưỡng để bổ nhiệm vào ngạch cao hơn.

Xây dựng thống nhất quy chế làm việc, quy chế hoạt động nghiệp vụ của TAND cấp huyện. Để đảm bảo cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Tòa án là xét xử, giải quyết các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và theo nguyên tắc “ khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Trong cơng cuộc cải cách tư pháp nói chung, cải cách Tịa án nói riêng là những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền XHCN đã được khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng như nghị quyết trung ương VIII khóa VII, nghị quyết trung ương 3 và 7 khóa VIII. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Nghị quyết số 08/NQ-TW của bộ chính trị ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. đặc biệt nghị quyết 49, nghị quyết trung ương ngày 02- 06-2005 của bộ chính trị. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 đề ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện tổ chức TAND. Để thực hiện các quan điểm chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án. TAND Tối cao đã và đang khẩn trương xây dựng đổi mới tổ chức bộ máy hoạt động của TAND các cấp gắn với quy trình đổi mới của hệ thống cơ quan tư pháp...Sửa đổi bổ xung các quy chế nghiệp vụ nhằm phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn giữa TAND các cấp, giữa Công an, Thẩm phán, cán bộ trong việc thực hiện chuyên môn, ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị, nghiệp vụ trong ngành. Như vậy, việc xây dựng thống nhất quy chế làm việc và quy chế hoạt động nghiệp vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán TAND nói chung đặc biệt là đối với đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng trong q trình cải cách tư pháp. đồng thời là cơ sở để sửa đổi, bổ xung về quy chế và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thẩm phán của ngành TAND.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w