Hồn thiện chế độ chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 85)

án nhân dân cấp huyện

Về chế độ tiền lương. Do yêu cầu cao về việc tăng thẩm quyền từ chỗ thẩm phán TAND cấp huyện xét xử đối với các tội phạm có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù, lên mức khung hình phạt 15 năm tù cùng với việc mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện đối với các vụ án kinh doanh thương mại, hành chính....và tiến tới để thành lập Tịa án khu vực. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc trả lương theo lao động và độ phức tạp trong công việc, đề nghị trong chế độ tiền lương sắp tới Đảng, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ngành TAND. Mặt khác đội ngũ cán bộ, thẩm phán TAND luôn làm việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp có nhiều yếu tố mang tính đặc thù nghề nghiệp khi tiếp xúc với đương sự, bị can, bị cáo do đó xếp mức lương như hiện nay là chưa thật sự phù hợp mà còn phải được hưởng lương riêng có khung bậc cao hơn so với các chức danh khác làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Chế độ tiền lương đối với

những người tham gia tố tụng ở Tòa án cấp huyện chưa hợp lý, trong khi đó yêu cầu tăng thẩm quyền và mở rộng thẩm quyền xét xử đối với TAND cấp huyện lại phải trải qua nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau ít nhiều có ảnh hưởng đến cơng tác xét xử của TAND cấp huyện.

Về chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ thẩm phán TAND cấp huyện hiện nay chiểm khoảng 1/3 biên chế tồn ngành. Trong đó phần lớn các thẩm phán, cán bộ ở vùng xâu, vùng xa. Khi được triệu tập về học tại trường phải đi lại có khi mất đến ba, bốn ngày. Mặt khác chính sách đối với người đi học chỉ được hỗ trợ 25.000đ/ 1ngày và tiền mua tài liệu trong khi tiền lương của họ lại rất thấp do đó việc ăn ở đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Một số người do yêu cầu của công việc học tập phải đem cả con nhỏ cùng người phục vụ đi theo nên không phải riêng bản thân họ gặp khó khăn mà cịn làm khó khăn phức tạp thêm trong việc bố trí ăn ở trong nhà trường, đây cũng là vấn đề cần được giải quyết. Trước mắt chưa có một quy định chính thức nào về chế độ đối với đội ngũ thẩm phán TAND cấp huyện đi học. Nên TAND Tối cao cần dành một nguồn ngân sách của ngành cùng với việc lãnh đạo TAND cấp huyện tranh thủ hỗ trợ từ ng©n sách địa phương để hỗ trợ cho đội ngũ Thẩm phán được cử đi học giảm bớt một phần khó khăn và động viên người học.

Như vậy, có thể nói rằng chế độ chính sách đối với đội ngũ thẩm phán TAND cấp huyện được cử đi học tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng đây cũng là vấn đề cần được quan tâm để tạo nguồn lực cho Tòa án cấp huyện ở những vùng sâu, vùng xa nơi mà đang thiếu cán bộ như hiện nay.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w