KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG THẨM PHÁN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một trong những quan điểm cơ bản trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng cộng sản Việt Nam là: Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm thành tựu, tinh hoa của nhân loại, đáp ứng được xu thế phát triển trong tương lai, quán triệt quan điểm này công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở Việt Nam hiện nay, cần phải phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời mở rộng nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới. Trong phạm vi luận văn chỉ đề cập nghiên cứu một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới có quan hệ về lĩnh vực hợp tác đào tạo cán bộ tư pháp.

Tại Nhật Bản các Thẩm phán, Công tố viên và các Luật sư về cơ bản có trình độ chun môn tương đương nhau. Để trở thành những người hành nghề luật (Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư) để trở thành Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư trước hết phải qua kỳ thi luật quốc gia (gọi tắt là NBE). Kỳ thi được tổ chức hàng năm, có hai vịng, trong đó những thí sinh đã học những mơn học đại cương hai năm ở ®ại học chỉ phải thi ở vịng thứ hai về các mơn luật chun ngành như luật hiến pháp, luật dân sự, hình sự, tố tụng hình sự... theo hình thức bài thi, tiểu luận, vấn đáp. Chương trình đào tạo các chức danh tư pháp của Nhật Bản là chương trình áp dụng chung cho cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát và Luật sư kéo dài 18tháng và chia làm 3 giai đoạn.

- Giai đoạn 1 học chung tại trường (thời gian 3 tháng) đây là thời gian được trang bị kiến thức cơ bản để có nền tảng cho giai đoạn thực tập.

- Giai đoạn 2 thực tập nghề tại Tòa án, Viện kiểm sát và các văn phòng luật sư (thời gian 12 tháng) ở thời kỳ này một nửa thời gian thực tập (6 tháng) học viên được rèn luyện kỹ năng về hình sự xét xử hình sự và dân sự tại Tịa án khu vực, một nửa còn lại thực tập kỹ năng tại Viện kiểm sát khu vực (3 tháng) và văn phòng luật sư (3 tháng).

- Giai đoạn 3 học nâng cao tại trường (thời gian 3 tháng).

Sau khi tốt nghiệp khoá học, học viên được đưa về các Tòa án và được bổ nhiệm làm phụ thẩm. Sau 15 năm làm phụ thẩm sẽ được bổ nhiệm làm chánh thẩm và được quyền xét xử 1 mình.

- Tại cộng hịa nhân dân Trung Hoa. Có một hệ thống rất đa dạng luật cơ bản (®ại học luật) và cơ sở đào tạo các chức danh nghề luật. Tuy nhiên ở Cộng hịa nhân dân Trung Hoa khơng đào tạo nguồn Thẩm phán các cơ sở này đặt dưới sự quản lý của các bộ các cơ quan khác và là một bộ phận của hệ thống quốc gia.

TAND Tối cao có học viện Thẩm phán quốc gia. Trường được thành lập từ năm 1997, thông qua việc hợp nhất giữa trung tâm đào tạo Thẩm phán cấp cao (được thành lập năm 1991) và trường cán bộ TAND (được thành lập năm 1987). Học viện TAND quốc gia đặt dưới sự quản lý của TAND tối cao và có chức năng sau:

+ Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ tịa án, trong đó có Thẩm phán để có được bằng cử nhân luật (hệ 3 năm)

+ Năng cao chất lượng Thẩm phán bằng việc đào tạo bổ sung cho các Thẩm phán thành cử nhân luật (hệ 4 năm)

+ Hợp tác với các trường ®ại học để đào tạo Thẩm phán, hệ sau đại học (7 năm)

+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thẩm phán (3 tháng) + Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức pháp luật cũng như kỹ năng xét xử cho các Thẩm phán đương nhiệm.

+ Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng xét xử cho các Thẩm phán trong lĩnh vực đặc thù.

- Tại Cộng hịa Pháp. Trường Thẩm phán quốc gia có chức năng đào tạo nghề cho các đối tượng có liên quan và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thẩm phán đang công tác.

+ Trường Thẩm phán quốc gia là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc bộ tư pháp.

+ Về cơ cấu tổ chức: Trường có Hiệu Trưởng và Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chánh án Tòa phá án (tương tự TAND tối cao ở Việt Nam) và phó chủ tịch hội đồng quản trị là Viện trưởng viện cơng tố bên cạnh Tịa phá án (tương tự Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở Việt Nam). Như vậy, trường được đặt dưới sự quản lý của hai nhân vật cao cấp nhất của hệ thống tư pháp của Pháp.

+ Giảng viên của trường đều là các Thẩm phán chuyên nghiệp được biệt phái đến giảng dậy trong 3 năm (cũng có thể dược kéo dài thêm 3 năm nữa)

+ Về tuyển dụng: Trường Thẩm phán quốc gia chỉ đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán cho ngạch Tòa án tư pháp, khơng đào tạo Thẩm phán cho ngạch tịa án hành chính. Thẩm phán ngạch Tịa án tư pháp bao gồm Thẩm phán xét xử và Thẩm phán công tố (kiểm sát viên). Việc tuyển dụng, đào tạo nguồn Thẩm phán được thông qua 3 kỳ thi tuyển dành cho các đối tượng học viên khác nhau.

Kỳ thi tuyển thứ nhất dành cho đối tượng là sinh viên mới tốt ngiệp đại học không quá 27 tuổi.

Kỳ thi thứ 2: Dành cho các cơng chức nhà nước có nguyện vọng trở thành Thẩm phán, có thời gian cơng tác ít nhất là 4 năm, khơng q 46 tuổi 5 tháng (tính đến ngày dự thi).

Kỳ thi thứ 3: Dành cho tất cả các đối tượng khác có nguyện vọng trở thành Thẩm phán khơng q 40 tuổi, có 8 năm kinh ngiệm cơng tác trong ngành nghề chuyên môn thuộc lĩnh vực tư nhân.

Ngồi ra cịn có các hình thức cử tuyển khơng phải thi. Về trình độ có bằng ®ại học luật, có 4 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật kinh tế hoặc xã hội, có bằng tiến sĩ luật và một bằng đại học chun ngành khác, có bằng ®ại học luật và có ba năm tham gia giảng dạy nghiên cứu ở một cơ sở giảng dạy về luật.

Thời gian đào tạo Thẩm phán là 31 tháng trrong đó 25 tháng đào tạo tổng thể, 6 tháng đào tạo chuyên sâu.

+ Thời gian đào tạo 25 tháng học viên đi thực tập trước (khoảng 3 tháng 1 tuần) tại Tòa án và các cơ quan khác (như doanh nghiệp, trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ cơi...) sau đó vài tháng được học lý thuyết viết bản án, viết cáo trạng, kỹ năng xét xử... Tiếp đến 14 tháng học tập học viên, lần lượt thực hiện chức năng của thẩm phán (xét xử, công tố).

+ Thời gian đào tạo chuyên sâu 6 tháng: Tập trung đào tạo kỹ năng về lĩnh vực mà học viên lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Ví dụ học viên lựa chọn vị trí Thẩm phán chun xét xử án hơn nhân và gia đình sẽ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này:

- Tại cộng hòa Liên Bang Đức. Để trở thành Thẩm phán các ứng viên đã

xuất sắc vượt qua kỳ thi sát hạch tư pháp quốc gia thứ nhất phải tham gia khóa đào tạo chun mơn trong 2 năm rưỡi. Những khóa đào tạo như vậy được tổ chức tại từng bang. Trước đây, Tòa án Tối cao liên bang chịu trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo như vậy, nhưng hiện nay chức năng này đã dược chuyển giao cho bộ tư pháp. Chương trình đào tạo Thẩm phán của Đức, được xây dựng tập trung vào các kỹ năng thực tế. Các giảng viên tham gia vào các khóa đào tạo là những cán bộ đương chức (Thẩm phán, Công tố viên, luật sư tranh tụng, Công chứng viên hay các cán bộ Nhà nước cao cấp từ các cơ quan tư pháp và hành chính). Chương trình được chia thành các giai đoạn khác nhau gồm các giai đoạn bắt buộc và một giai đoạn không bắt buộc.

+ Các giai đoạn bắt buộc gồm có: Giai đoạn thực tập tại cơ quan tư pháp. Giai đoạn này bao gồm 6 tháng thực tập tại một tòa dân sự và 3 tháng thực tập tại một tịa hình sự hoặc một văn phịng cơng tố. Trong giai đoạn thực tập này, tất cả các ứng viên phải làm quen với quy trình, thủ tục dân sự hoặc hình sự tại Tịa án như điều tra, chuẩn bị và điều hành một phiên tịa (dân sự hoặc hình sự) và soạn thảo bản án trong quyết định.

+ Giai đoạn thực tập tại cơ quan hành chính. Giai đoạn này bao gồm 5 tháng thực tập tại một cơ quan hành chính cấp quận hoặc một cấp tương ứng nơi có ít nhất một cán bộ cơng chức đã được cấp chứng chỉ Thẩm phán đang làm việc và 2 tháng thực tập tại một cơ quan chính quyền bang hoặc thành phố. Hoặc tại một tịa hành chính hoặc văn phịng cơng tố. Giai đoạn này giúp các ứng viên làm quen với công việc chuyên môn tại các cơ quan hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính, soạn thảo các quyết định các đạo luật hành chính, các thủ tục hành chính như điền đơn khiếu nại cho đến giải quyết các đơn khiếu nại bằng các phán quyết hay quyết định hành chính.

+ Giai đoạn thực tập tại văn phòng luật sư. Thời gian thực tập tại văn phòng luật sư kéo dài 4 tháng. Thời gian thực tập này không ngừng giúp các ứng viên năng cao kỹ năng soạn thảo công văn (trao đổi với khách hàng hoặc bên có tranh chấp với khách hàng, hoặc với cơ quan tư pháp, tòa án) mà còn nâng cao kỹ năng chuyên môn để đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục tại Tòa án. Trong giai đoạn này, học viên phải trải qua kỳ thi thứ 2 gồm nhiều bài viết (có giá trị kiểm tra về kiến thức tố tụng, như soạn thảo bản án) và các bài thi vấn đáp kỹ năng. Hội đồng giám khảo gồm nhiều chuyên gia pháp lý ở các lĩnh vực khác nhau. Học viên có thể thi lại ở kỳ thi thứ 2, nhưng với điều kiện được cho phép thi lại và đạt số điểm tối thiểu. Bộ Tư pháp của từng bang sẽ lựa chọn Thẩm phán trên tiêu chí của từng bang đó. (Như kinh nghiệm nghề nghiệp trước đây, tinh thần, khả năng làm việc, khả năng giao

quyết định, thích ứng với sự thay đổi...) để tuyển dụng Thẩm phán trong số những sinh viên đạt điểm cao nhất ở kỳ thi thứ 2.

- Tại Liên Bang Nga.

Cơ sở đào tạo: Học viện tư pháp Liên Bang Nga do Tòa án Tối cao Liên Bang Nga và Tòa án trọng tài Tối cao Liên Bang Nga (Tòa án kinh tế tối cao) Liên Bang Nga thành lập. Hội đồng giáo dục kiểm soát chung các hoạt động nghiên cứu và đào tạo của học viện. Các thành viên của Hội đồng giáo dục bao gồm: Chánh án, Phó chánh án, Tịa án Tối cao Liên Bang Nga. Chánh án, phó chánh án, trọng tài Tối cao Liên Bang Nga, Giám đốc học viện là Chủ tịch Hội đồng.

Nhiệm vụ chính của học viện bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thẩm phán, cán bộ Tịa án thơng thường và Tịa án trọng tài (ở Liên Bang Nga chỉ sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán mới đi bồi dưỡng nghiệp vụ khoảng 1 tháng, không đào tạo nguồn Thẩm phán như ở nước ta.

* Bài học rút ra từ kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của 1 số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học như sau:

Hầu hết các nước đều coi Thẩm phán là một nghề, đã là một nghề thì phải được đào tạo một cách cơ bản và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên phải được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ.

- Để được bổ nhiệm (hoặc trở thành) Thẩm phán thì đều phải tốt nghiệp ®ại học luật và sau đó phải trải qua một kỳ thi tuyển chọn, khi đã trúng tuyển thì được đào tạo nghiệp vụ trong một thời gian nhất định mới được tuyển chọn bổ nhiệm làm Thẩm phán.

- Đối với những người đã được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sau thời gian công tác nhất định đều phải quay lại các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để bồi dưỡng nâng cao.

Tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, do đặc điểm về kinh tế, văn hóa và chế độ chính trị khác nhau, nên có những cách thức đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ Thẩm phán khác nhau. Tại nhiều nước trên thế giới, mơ hình hiện đang

áp dụng là tuyển dụng đào tạo Thẩm phán. Mơ hình này dựa trên nền tảng thể chế pháp lý mang tính kết nối, phối hợp đa ngành giữa cơ sở đào tạo với hệ thống Toà án quốc gia, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động tư pháp và tổ chức xã hội. Điều này đáp ứng một cách hiệu quả và thực chất yêu cầu tuyển chọn các cá nhân có khả năng đáp ứng những yêu cầu khách quan và khắt khe của một nghề đặc biệt như nghề Thẩm phán. Đi kèm với mơ hình tuyển dụng nhằm trực tiếp phục vụ nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp Thẩm phán là chương trình đào tạo phù hợp, trong đó các học viên được trang bị đầy đủ kiến thức cùng các kỹ năng nghề nghiệp để có thể đảm nhiệm ngay chức năng của mét Thẩm phán xét xử sau khi đã hồn thành khố học. Bài học này có thể phù hợp với nước này nhưng không phù hợp với nước khác.

Các cơ sở đào tạo Thẩm phán phần lớn trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án Tòa án Tối cao. Ở Pháp mặc dù trường Thẩm phán quốc gia là đơn vị hành chính của Bộ tư pháp nhưng Chánh án Tòa án tối cao lại là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Tham gia giảng dạy ở các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng phần lớn là các Thẩm phán.

Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn phải nghiên cứu, để từ đó rút ra kinh nghiệm và lựa chọn những phương pháp có thể cho là tối ưu và phù hợp với điều kiện của ViÖt Nam để áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ Thẩm phán ngành TAND nói chung và đội ngũ thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w