đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán
Trong xu thế chung hội nhập của đất nước, trên cơ sở đề án về đổi mới công tác đối ngoại của ngành, công tác hợp tác quốc tế trong những năm qua tiếp tục được tăng cường. Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán ngành TAND nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng xét xử của đội ngũ Thẩm phán ngành TAND nói chung và đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng. Trước hết có thể khẳng định rằng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán (nguồn nhân lực) là một trong những con đường nhanh nhất đảm bảo cho việc nâng cao trình độ của đội ngũ Thẩm phán nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng đã được lãnh đạo TAND Tối cao quan tâm. Trong những năm qua, việc tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực đã góp phần nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động của ngành TAND.
Trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với ngành TAND, cùng với việc mở rộng hợp tác kinh tế văn hố xã hội thì các quan hệ pháp luật khơng chỉ phát sinh giữa các chủ thể là các cơ quan tổ chức cá nhân trong nước mà còn
phát sinh với các cơ quan, tổ chức cá nhân nước ngồi. Chính vì vậy, khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có yếu tố nước ngồi và phải giải quyết bằng việc xét xử của Tồ án thì việc áp dụng pháp luật khơng chỉ căn cứ vào pháp luật Việt Nam mà còn phải xem xét các quy định của luật pháp quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Mặt khác trước yêu cầu cải cách tư pháp, theo tinh thần Nghị quyết số 08 và nghị quyết số 49 của Bộ chính trị và các quy định của pháp luật tố tụng nước ta ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố túng khác... việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tßa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện chứng cứ, ý kiến của người tham gia tố tụng tại phiên toà. Để đưa ra những bản án quyết định phù hợp đúng pháp luật, khi đó địi hỏi đội ngũ Thẩm phán TAND nói chung và đội ngũ Thẩm phán cấp huyện nói riêng của ngành Tịa án cịn thiếu kinh nghiệm trong việc tranh tụng nên gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, đặc biệt là đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp và đang có những quan điểm khác nhau về đánh giá và sử dụng chứng cứ. Mặt khác, tranh tụng ở đây cần được hiểu như một quy luật khách quan, quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong quá trình xét xử. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường mà nước ta đã ra nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC và WTO thì việc quán triệt thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia các tổ chức này đang đặt ra đối với đội ngũ Thẩm phán trong ngành TAND là hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tăng cường trong hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về luật so sánh, luật sở hữu trí tuệ, luật phá sản, luật chứng khốn, luật cạnh tranh... và kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là những vấn đề khó khăn và thách thức đang đặt ra cho ngành Tòa án hiện nay và trong những năm sắp tới. Để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ, kiến thức về giải quyết tranh chấp của WTO, các kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi đang là những vấn đề bức xúc đặt ra những yêu cầu và thách thức cho ngành TAND trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Do vậy, TAND Tối cao cần xác định rõ những định hướng cơ bản trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán của ngành Tòa án như:
- Xác định đối tượng để hợp tác đào tạo bồi dưỡng là các nước có chế độ chính trị, kinh tế, truyền thống pháp luật phù hợp với Việt Nam hoặc các nước có nhu cầu cần phải mở rộng quan hệ kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Nga...
- Xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể. Đối với đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện thường xuyên và trực tiếp thực hiện chức năng xét xử có liên quan đến yếu tố nước ngồi ở một số địa phương. Trước mắt trong khuôn khổ các dự án quốc tế mời một số chun gia nước ngồi có kinh nghiệm kết hợp với chuyên gia trong nước mở các buổi tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các kiến thức liên quan tới giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngồi. Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của đội ngũ Thẩm phán về hội nhập quốc tế.
Lựa chọn một số Thẩm phán trẻ có trình độ về chun mơn và ngoại ngữ để đưa đi đào tạo học tập nâng cao trình độ ở nước ngồi bổ xung nguồn lực cho ngành Tịa án những năm tiếp theo.
Lựa chọn một số cán bộ lãnh đạo TAND cấp huyện trong nguồn đã quy hoạch để cử đi một số nước tìm hiểu học tập kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Tòa án các nước. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của Việt nam hiện nay.