Thực trạng hoạt động của chủ thể đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 52)

phán ở Việt Nam hiện nay

Trước đây, việc đào tạo các chức danh tư pháp do ba cơ sở thực hiện đó là: Trường đào tạo các chức danh tư pháp (Bộ tư pháp) trường đào tạo cán bộ Toà án (TAND Tối cao) và trường cao đẳng Kiểm sát (Viện kiểm sát Tối cao) thì nay đến tập trung vào học viện tư pháp. Sau khi trường đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ tư pháp (học viện tư pháp) được thành lập năm 1998 với chức năng đào tạo Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác. Với mục tiêu đào tạo là trang bị kỹ năng nghề ngiệp cơ bản ban đầu cho người mới được bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện, cập nhật kiến thức pháp luật mới, tạo điều kiện cho học viên tiếp thu kinh nghiệm nghề nghiệp làm quen với môi trường công tác đạo đức nghề nghiệp.

Kể từ khi bắt đầu thành lập đến nay, để đảm bảo cho các khóa đào tạo học viƯn tư pháp ln chú trọng đến việc xây dựng chương trình, giáo trình tài liệu học tập, củng cố kiện toàn đội ngũ giảng viên, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp đào tạo, phù hợp với tính chất đào tạo nghề, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo.

Chương trình đào tạo tập chung chủ yếu vào việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán cấp huyện với việc rèn luyện các kỹ năng xây dựng nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng phân tích áp dụng pháp luật, kỹ năng điều khiển phiên tòa, kỹ năng soạn thảo các văn bản tố tụng, nhất là kỹ năng chuẩn bị bản án, quyết định sơ thẩm.

Từ nhận thức đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, nhà trường đã quan tâm xây dựng được đội ngũ giảng viên giỏi. Ngồi ra nhà trường cịn tập hợp được một đội ngũ giảng viên kiêm chức khoảng 300 người, đây là những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Cơng chức viên đang hành nghề có kiến thức chun mơn giỏi và kỹ năng nghề nghiệp cao. Ngồi ra, nhà trường cịn được sự hỗ trợ tích cực của các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ các viện nghiên cứu, các trường ®ại học. Phương pháp đào tạo cũng được đổi mới hơn như chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể. Thông qua việc giải quyết hồ sơ vụ án, diễn án, thực tập nghề tại các cơ quan Tòa án

- Về cơ sở vật chất: Mặc dù cịn gặp rất nhiều khó khăn về địa điểm nhưng nhà trường vẫn dành nhiều ưu tiên cho việc xây dựng các phòng học kết hợp với phòng diễn án, ký túc xá cho học viên. Nhờ những cố gắng đó mà hoạt động đào tạo Thẩm phán trong hơn 10 năm qua nhà trường đã tổ chức được nhiều khóa đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán với hàng nghìn học viên tốt nghiệp. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn thì hoạt động đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán trong thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập như: “ Chất lượng của một số khóa học chưa đồng đều, do thời gian học tương đối ngắn nên việc trang bị kiến thức nghề nghiệp chuyên sâu, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho học viên còn hạn chế. Một số nội dung trong q trình đào tạo cịn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu đặt ra. Đội ngũ giảng viên cơ hữu, còn thiếu về số lượng, tỷ lệ giảng viên đã là chức danh tư pháp còn

thấp mới chỉ đạt 31,4 %, một số chưa qua các chức danh tư pháp nên còn hạn chế về kỹ năng hành nghề trong khi đó một số giảng viên kiêm chức hạn chế về phương pháp sư phạm, việc bố trí thời gian giảng dạy gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện phương pháp đào tạo nghề với những đặc thù riêng chưa được đều khắp ở tất cả các giảng viên, nhất là các giảng viên kiêm chức, vì vậy việc áp dụng phương pháp đào tạo nghề chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Tình hình trên là do nhiều nguyên nhân sau:

- Chưa có chiến lược xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao

- Chưa có cơ chế khuyến khích hoặc điều động các Thẩm phán giỏi có nhiều kinh nghiệm về làm giảng viên, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên còn nhiều bất cập. Đội ngũ giảng viên của nhà trường, theo như đánh giá ở trên là còn thiếu về số lượng và chưa đủ mạnh về chất lượng để đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng hiên nay. Vì vậy, đội ngũ giảng viên của trường phải tăng cường và bồi dưỡng nâng cao về kiến thức trình độ năng lực và kinh nghiệm giảng dạy.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy, học tập tuy đã có nhiều cải thiện nhưng chưa tương xứng với nhu cầu mở rộng, quy mô đào tạo cũng như việc áp dụng các đặc trưng của đào tạo nghề.

Cho tới nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, về tổ chức và quy mô cũng như các điều kiện vật chất khác của học viện tư pháp không ngừng phát triển và được nâng cao về số lượng và chất lượng. Theo quyết định số 23/2004-QĐ-TTg học viện tư pháp có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp. Năm 1996 trung tâm đào tạo các chức danh tư pháp khác được thành lập đến tháng 2 năm 1998 sau khi thành lập trường đào tạo các chức danh tư pháp, đội ngũ cán bộ có 15 người, trong đó có 5 giảng viên.

- Trình độ của đội ngũ giảng viên, thạc sỹ 1 người, cử nhân 4 người, người có chức danh tư pháp 2.

Năm 1998 trường đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập, từ năm 1998 đến khi thành lập học viện tư pháp tháng 2 năm 2004, đội ngũ cán bộ viên chức có 81 người; trong đó có 24 giảng viên (chiếm tỷ lệ 30%) các ngạch khác 57 người (chiếm tỷ lệ 70%).

- Trình độ của đội ngũ giảng viên có học vị tiến sĩ 03 người, thạc sĩ 09 người, cử nhân 10 người, còn lại dưới ®ại học 4 người có chức danh tư pháp. Như vậy số giảng viên có trình độ ®ại học là 14 người (chiếm tỷ lệ 58,3%).

- Tỷ lệ học viên trên giảng viên là 95 học viên/ 1giảng viên. Hiện nay đến tháng 12 năm 2011 đội ngũ cán bộ viên chức có 133 người, trong đó giảng viên là 54 người (chiếm tỷ lệ 40%) các ngạch khác 80 người (chiếm tỷ lệ 60%).

- Tới nay, trình độ của đội ngũ giảng viên có học hàm phó giáo sư, tiến sĩ 09 người, thạc sĩ 30 người, cử nhân 6 người, người có chức danh tư pháp là 15 người, 5 người đang nghiên cứu sinh. Như vậy số giảng viên có trình độ trên Đại học là 47 người (chiếm tỷ lệ 89%).

- Tỷ lệ học viên trên giảng viên là 60,5 học viên/1giảng viên. Nhà trường còn tập hợp được một đội ngũ giảng viên kiêm chức khoảng 300 người. Đây là những Thm phỏn, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Cơng chứng viên có kiến thức chun mơn giỏi và kỹ năng nghề nghiệp cao.

Từ nhận thức đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, nhà trường đã sớm quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi phương pháp đào tạo cũng được đổi mới hơn nữa: Chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể thông qua việc giải quyết hồ sơ vụ án, diễn án, thực tập nghề tại các cơ quan Tòa án.

Nhờ những cố gắng đó mà hoạt động đào tạo Thẩm phán trong hơn 10 năm qua nhà trường đã tổ chức được 13 khoá đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán với hàng nghìn học viên tốt nghiệp. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nguồn bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện.

Tuy nhiên, việc đào tạo bổ sung nguồn Thẩm phán của học viện tư pháp cũng cịn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được với yêu cầu của cải cải tư pháp hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân như:

- Chưa có chiến lược xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao.

- Chưa có cơ chế khuyến khích hoặc điều động các chức danh tư pháp giỏi có nhiều kinh nghiệm về làm giảng viên.

- Việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên cơ hữu và phương pháp sư phạm cho giảng viên kiêm chức tuy được tiến hành khá thường xuyên nhưng hiệu quả không cao.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy, học tập tuy đã có nhiều cải thiện nhưng chưa tương xứng với nhu cầu mở rộng, quy mô đào tạo cũng như việc áp dụng các đặc trưng của nghề.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w