Kiện toàn tổ chức và hoạt động của trường đào tạo cán bộ Tồ án

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 75)

tạo cán bộ Tồ án

Trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ của ngành Tồ án nói chung và đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng. Nhà trường giữ một vị trí vơ cùng quan trọng. Nhà trường, không chỉ là nơi giáo dục, rèn luyện chuẩn mực về nhân cách, đạo đức chuyên môn nghề nghiệp mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay khơng có quy định cụ thể giao cho cơ quan nào về đào tạo nguồn, đào tạo lại và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ cơng chức ngành Tịa án ngoại trừ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập học viện tư pháp. Trong đó có nội dung giao cho học viện này nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ xét xử tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán. Theo quyết định của luật tổ chức TAND thì Chánh án TAND tối cao chỉ được giao chức năng nhiệm vụ bồi dưỡng đối với cán bộ công chức của ngành. Vì vậy, chưa có quy định cụ thể quy định giao cho ngành Tòa án chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ Tòa án là một khiếm khuyết lớn, một hạn chế của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tịa án nói riêng và là một thiếu sót khơng nhỏ trong việc cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương nguyên tắc của Đảng về công tác đào tạo cán bộ nói chung.

Về đối tượng đào tạo, xuất phát từ nguyên tắc đào tạo theo quy định hiện hành “ Việc đào tạo cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ thì các đối tượng

cần đào tạo của ngành Tịa án là các chức danh cơng chức chun mơn nghiệp vụ như: Thẩm phán. Đối với việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng này, do hiện nay theo quy định của luật tổ chức TAND thì TAND Tối cao chỉ có nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ mà khơng có chức năng đào tạo. Nên cho đến nay chức danh thuộc đối tượng đào tạo của ngành Tòa án là những Thẩm phán, cán bộ lãnh đạo đã được bổ nhiệm cần phải được đào tạo lại thì khơng có cơ sở trường lớp nào đào tạo (trừ chức danh Thẩm phán đang được giao cho học viện tư pháp thuộc Bộ tư pháp đào tạo với chỉ tiêu khoảng 500 người trên năm theo chế độ cử tuyển là cán bộ Thư ký của Tòa án các cấp). Đối với việc đào tạo Thẩm phán do học viện tư pháp đào tạo trong những năm qua đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của cơng tác xét xử. Thực tế cho thấy, vẫn cịn tình trạng khơng ít người đã qua đào tạo nghiệp vụ xét xử, nhưng vẫn cịn sai sót trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật và lúng túng trong việc xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa dẫn đến những vi phạm tố tụng nghiêm trọng dẫn đến mức Tòa án cấp trên phải hủy bản án, quyết định mà họ đã tuyên theo quy định của pháp luật.

Báo cáo số 38/BC-BTP ngày 08-03-2011 của Bộ tư pháp về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp và định hướng đến năm 2020 cũng đã chỉ ra những tồn tại bất cập trong công tác đào tạo Thẩm phán như sau: “Chất lượng của một số khóa học chưa đồng đều, nhất là so với các yêu cầu cơ quan sử dụng cán bộ đặt ra... chưa thực hiện được việc tuyển sinh rộng rãi để lựa chọn những người có năng lực vào đào tạo nguồn...đội ngũ giảng viên vẫn còn mỏng về số lượng, một số giảng viên trẻ thuộc biên chế của học viện do chưa qua các chức danh tư pháp nên còn hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp. Việc thực hiện với phương pháp đào tạo nghề với những đặc thù riêng chưa được đều khắp ở tất cả các giảng viên...”.

Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay việc đổi mới nhiệm vụ, nội dung, chương trình, hình thức và phương hướng đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với việc đổi mới tổ chức của trường cán bộ Tòa án. Đây cũng là một trong những giải pháp mang tính chất quyết định đến chất lượng hiệu quả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Thẩm phán ngành TAND nói chung và đội ngũ Thẩm phán cấp huyện nói riêng.

Qua nghiên cứu mơ hình ở một số bộ ngành ở nước ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán. Đối với các cơ sở đào tạo Thẩm phán phần lớn thuộc quyền quản lý của Chánh án. Ngay như ở Pháp, mặc dù trường Thẩm phán quốc gia là đơn vị hành chính của Bộ Tư pháp nhưng Chủ tịch hội đồng quản trị lại là Chánh án Tòa án tối cao. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thẩm phán TAND. Trước yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, trong đó xác định Tịa án là trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm trong các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thì trường cán bộ Tịa án có thể chuyển hướng đào tạo và nâng cao năng lực mở rộng quy mô đào tạo.

Về mặt tổ chức: Trường cán bộ Tòa án là đơn vị trực thuộc TAND Tối cao, chịu sự quản lý của Bộ nội vụ, Bộ giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trường cán bộ Tòa án cần được nâng cao năng lực và mở rộng quy mô sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ Thẩm phán hội thẩm của ngành TAND nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, đáp ứng u cầu, nhiệm vụ chính trị và tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Việc mở rộng quy mơ đào tạo sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở rộng nâng cao các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thẩm phán, đào tạo nguồn nhân lực hàng năm

cho ngành Tòa án nâng cao các loại giá trị văn bằng, chứng chỉ cho người học, mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ Thẩm phán cụ thể hóa cho từng chức danh, đào tạo cao học chuyên ngành xét xử, nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, tham gia xây dựng các dự án luật do TAND Tối cao chủ trì, giải quyết những vấn đề vướng mắc về lý luận trong hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành. Tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng và xây dựng các đề án về đào tạo bồi dưỡng cán bộ của ngành. Đổi mới tổ chức và hoạt động của trường cán bộ Tòa án sẽ là một khâu đột phá quan trọng nhằm tập trung nguồn lực, tiềm năng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học là có thể hồn tồn đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ngành TAND nói chung và đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w