tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ những yêu cầu và nhiệm vụ hết sức nặng nề xuất phát từ quan điểm đó trong đại hội lần thứ IX Đảng ta khẳng định: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá... văn hoá, giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy có thể khẳng định rằng công tác giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đặc biệt quan trọng về chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới. Căn cứ vào quyết định
161/2003 QĐ-TTg ngày 04-8-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26-7-2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế thẩm định chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện, cũng như nội dung chương trình tập huấn của ngành TAND cần phải đổi mới về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
* Về nội dung nguyên tắc, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện.
- Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện phải xuất phát từ thực tiễn chức năng xét xử thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
- Nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở quan điểm đường lối chính sách của Đảng nhằm tăng cường nhận thức chính trị trong cơng tác xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay và xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp nhằm góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ công lý và quyền con người.
- Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ khoản 1 điều 25 luật cán bộ công chức quy định: “ Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ, yêu cầu của nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ”. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải chú trọng các chuyên đề về nghiệp vụ xét xử, tập chung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán có đủ năng lực và trình độ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, rèn luyện và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thẩm phán đối với ngành TAND cần phải đưa ra một số giải pháp như: Có chiến lược đào tạo bồi dưỡng cán bộ dài hạn và ngắn hạn. Tuyển chọn cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt để tạo nguồn đào tạo Thẩm phán. Tăng cường tập huấn đào tạo các chức danh tư pháp. Có chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần, tương xứng với nghề đặc thù là xét xử. Còn đối với Thẩm phán, cán bộ Toà án phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng về đạo đức.
* Đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Thẩm phán TAND cấp huyện.
- Về hình thức đào tạo bồi dưỡng hiện nay của ngành TAND như đã trình bày ở chương 1. Tuy đa dạng hoá nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, trong khi đó lại gây ra tình trạng lãng phí về kinh phí và thời gian, do đó đã ảnh hưởng nhất định đến tính ổn định trọng hoạt động của TAND cấp huyện. Cụ thể đối với cơ sở đào tạo, thay vì chủ động trong xây dựng và hiện đại hố chương trình đào tạo Thẩm phán thì lại phụ thuộc hồn tồn vào nhu cầu của ngành Toà án. Trong khi đó ngành Tồ án gần như "khốn gọn" hoạt động đào tạo Thẩm phán cho cơ sở đào tạo tiếp nhận thụ động "sản phẩm đó" như đã phân tích ở chương hai. Chính vì vậy, nên chuyển chức năng đào tạo nghiệp vụ xét xử cho TAND Tối cao. Trên cơ sở đó mở rộng về quy mơ, hình thức đào tạo để tiến tới thành lập trường ®ại học của ngành giống như các trường ®ại học, học viện của ngành cơng an, qn đội hiện nay. Bên cạnh đó cần đổi mới chế định về Thẩm phán theo hướng kỳ thi quốc gia để lựa chọn Thẩm phán, có như vậy mới đạt được mục tiêu then chốt của ngành TAND là phải nhanh chóng xây dựng được đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp đủ năng lực thực thi hiệu quả quyền lực tư pháp của Nhà nước pháp quyền dân chủ, cũng như đủ năng lực bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của cơng dân trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào q trình quốc tế hố và khu vực toàn cầu.
- Về phương pháp đào tạo bồi dưỡng: Theo quan điểm truyền thống là học viên đọc tài liệu và giảng viên truyền đạt bằng thuyết trình. Vấn đề này đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thẩm phán. Vì vậy, cần nghiên cứu, bổ xung nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học. Để đào tạo được đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong những năm sắp tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tồ án nói chung và đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện nói riêng cần tiến hành trên cơ sở các phương pháp sau:
- Xây dựng hồn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, hồ sơ tình huống theo hướng tăng cường trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn.
Thực tiễn công tác xét xử của Toà án trong thời gian qua cho thấy, các Thẩm phán thường yếu về kỹ năng thu thập, đánh giá sử dụng chứng cứ, kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định, kỹ năng điều khiển phiên toà, kỹ năng phân tích pháp luật để áp dụng chính xác trong từng trường hợp cụ thể cịn nhiều hạn chế, vẫn cịn tình trạng hiểu và áp dụng pháp luật một cách máy móc theo câu chữ chứ không theo tinh thần của pháp luật, trong các lĩnh vực chuyên sâu, nhất là các kiến thức về kinh tế thị trường, sở hữu trí tuệ, hội nhập kinh tế, quốc tế. Sự hiểu biết về các kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư, Kiểm sát viên chưa sâu, trình độ tin học, ngoại ngữ cịn hạn chế.
Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu phải tiếp tục rà sốt để chỉnh lý bổ sung nội dung chương trình đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hành nghề đang đặt ra. Trong quá trình đào tạo cần tăng cường soạn lại hồ sơ giáo án tình huống cho phù hợp.
- Đào tạo Thẩm phán là hoạt động đào tạo nghề có nhiều đặc thù địi hỏi phải có đội ngũ giảng viên giỏi về pháp luật, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Cũng như các ngành nghề có tính đặc thù khác. việc đào tạo kỹ năng nghiệp
vụ và tác nghiệp nêu trên thực chất là đào tạo nghề, đòi hỏi phải thực hiện theo phương thức truyền nghề.
- Trong quá trình tổ chức giảng dạy, ngồi việc thực hiện các hình thức thi, kiểm tra học phần, viết tiểu luận thi tốt nghiệp cuối khoá. Nhà trường, học viện cần tổ chức một số cuộc thi hùng biện về kỹ năng xét xử, thi viết về kỹ năng soạn thảo bản án, quyết định thuộc thẩm quyền TAND cấp huyện.