- Tăng cường về số lượng giảng viên. Để đáp ứng u cầu phát triển của nhà trường, cần có chính sách tuyển chọn, thu hút những người có bằng cử nhân luật tốt nghiệp loại khá trở lên để tuyển dụng hoặc điều động những Thẩm phán giỏi có kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác xét xử làm giảng viên. Đối với những người mới được tuyển dụng vào làm giảng viên thì cần phải được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, sau đó được cử về cơng tác thực tế tại Tịa án địa phương ít nhất là một năm, đồng thời qua cơng tác thực tế đó phải đúc rút và thực hiện được các chuyên đề khoa học phù hợp với bài giảng được phân cơng, sau đó mới có thể điều chuyển về trường để nghiên cứu soạn bài và giảng dạy cho các học viên.
- Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên: với trách nhiệm giảng viên là người trực tiếp truyền thụ những tri thức khoa học về pháp luật, kỹ năng và nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ thẩm phán thì các giảng viên phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, phương pháp sư phạm, tin học, ngoại ngữ... kể cả việc phải cử các giảng viên đi đào tạo, nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra cịn tạo điều kiện thời gian để ngồi việc lên lớp các giảng viên có thời gian nghiên cứu khoa học, thực hiện các chuyên đề, tham gia các cuộc hội thảo có liên quan... nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Đối với các giảng viên khơng phải là các Thẩm phán có kinh nghiệm xét xử thực tiễn cần đặt ra chế độ đi thực tiễn hàng năm tại các Toà án địa phương. Đây là một biện pháp quan trọng giúp giảng viên nắm được những kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của ngành Toà án một cách nhanh nhất và hiệu quả để từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán - TAND cấp huyện.
- Sự cần thiết phải nghiên cứu bổ nhiệm, mời các Thẩm phán có kinh nghiệm xét xử làm giảng viên của nhà trường bởi:
Để giảng viên giảng dạy truyền đạt có chất lượng về các kỹ năng xét xử cho các học viên thì bản thân giảng viên phải là người đã thực hiện và đang thực hiện tốt các chức năng của ngành Tồ án trong thực tiễn, thậm chí cịn phải là những chuyên gia giỏi trong thực tiễn công tác xét xử.
+ Chỉ khi giảng viên là Thẩm phán, những chuyên gia giỏi của ngành Toà án mới có thể truyền đạt được những kinh nghiệm xét xử trong thực tiễn, cũng như có điều kiện vận dụng nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn thường xuyên cập nhật được sâu sắc những tri thức pháp lý và thực tiễn hoạt động xét xử. Từ đó rút ra được những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu để giảng dạy, truyền đạt cho các học viên (là đội ngũ Thẩm phán)... có như vậy mới nâng cao được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán của ngành TAND.
+ Giảng viên là những Thẩm phán, chuyên gia giỏi của ngành Tồ án khơng những tạo cho những giảng viên có những bài học sâu sắc về nghiệp vụ xét xử, còn tránh được những tư tưởng hoặc suy nghĩ không đúng, cho rằng "thầy không phải là Thẩm phán, không am hiểu hoạt động xét xử thực tiễn thì làm sao đào tạo được Thẩm phán, những lý thuyết đó của thầy chỉ là lý thuyết xng..." Từ đó làm cho các giảng viên tự tin hơn, vững vàng hơn khi đứng trên bục giảng.
Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường, cần phải chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Giảng viên kiêm chức được lựa chọn từ các thẩm phán đang cơng tác hoặc đã nghỉ hưu có sức khoẻ thuộc Tịa án tối cao hoặc TAND địa phương. Giảng viên kiêm chức phải là thẩm phán giỏi có năng lực chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động xét xử, có phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức. Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức đủ mạnh là một trong những nhân tố để nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán.
Việc xây dựng đội ngũ giảng viên là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng của Nhà trường hiện nay và trong tương lai. Nếu khơng giải quyết được những vấn đề này, thì nhà trường khơng thể thực hiện được nhiệm vụ dạy và học và càng không thể nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng.