Những giải pháp tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 82)

lĩnh vực đào tạo đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán của ngành TAND trong điều kiện nền kinh tế thị trường đáp ứng nhu cầu của công tác cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi tất yếu khách quan xuất phát từ việc thực hiện, chức năng nhiệm vụ của ngành và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hợp tác đào tạo, bồi dưỡng phải được xác định là một trong những chiến lược mang tính lâu dài.

Vì vậy, hằng năm TAND Tối cao phải có chiến lược cụ thể trong hợp tác quốc tế và các biện pháp đảm bảo thực hiện nó như việc tổ chức, tham quan học tập về kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán của một số quốc gia trên thế giới.

- Khảo sát, tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán trẻ đang công tác tại những TAND cấp Huyện, đề cử những người có năng lực, có trình độ ngoại ngữ phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành trước mắt và lâu dài đưa đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn kinh phí của ngành đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

- Có cơ chế chính sách phối hợp với cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có liên quan triển khai thực hiện các dự án quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán thơng qua đó chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tranh thủ tối đa các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ các dự án quốc tế, trong những năm gần đây, cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc tại Việt nam đã đầu tư kinh phí tổ chức nhiều khóa tập huấn cho các cơ quan tư pháp và hành pháp đấu tranh phịng chống tội phạm bn bán ma túy, buôn bán người, tội phạm rửa tiền... đây là những dự án quốc tế có quy mơ lớn do vậy TAND tối cao phối hợp chặt chẽ với bộ Cơng an, ViƯn kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp trong việc xây dựng kế hoạch

tập huấn, biên soạn tài liệu và các thẩm phán tham gia ngay từ đầu. Việc phối hợp với cơ quan tư pháp trong lĩnh vực này không chỉ tạo cơ hội để học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ Thẩm phán khi tham gia xét xử loại tội phạm này, mà còn nhằm đảm bảo cho cơ quan tư pháp có sự nhận thức thống nhất về tính tương thích những quy định cịn xung đột gi÷a pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Các biện pháp giải quyết tranh chấp, tương trợ tư pháp để công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm vừa đúng với quy định của pháp luật Việt Nam, vừa đảm bảo pháp luật đúng thông lệ quốc tế.

- Mời các chuyên gia của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của các nước tiên tiến sang hội thảo, nói truyện hoặc giảng dạy. Phổ biến kinh nghiệm cho các giảng viên và đội ngũ Thẩm phán ngành TAND về mơ hình tổ chức và hoạt động xét xử cũng như việc đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán. Cán bộ ngành Tòa án để nghiên cứu và áo dụng vào nước ta nếu thấy phù hợp và hiệu quả.

- Tạo điều kiện và khuyến khích cho các Thẩm phán, cán bộ TAND có đủ điều kiện và kỹ năng khi được các học bổng do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài tổ chức.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w