Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hộ

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 25 - 26)

trong xã hội

Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hiện nay nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay có trả. Trước tiên, thuế là một cơng cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài.

Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và cơng bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân.

Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội.

sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục những sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hịa vĩ mơ thu nhập trong xã hội. Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế, vế thuế suất... đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội.

Hệ thống thuế hiện tại ở các nước thường bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu. Phối hợp giữa chúng sẽ phân phối gánh nặng thuế ra toàn xã hội một cách khéo léo và bình đẳng. Người có thu nhập càng cao phải nộp thuế càng nhiều cả về số tiền thuế và thuế suất trung bình. Cách đánh thuế này bảo đảm không thu thuế vào người nghèo; thu thuế thấp đối với người có thu nhập trung bình và thu thuế cao với người giàu. Vì vậy, có tác dụng:

(1) Dù đánh thuế thấp nhưng số người có thu nhập trung bình nhiều nên vẫn đảm bảo thu nhập thuế cho Nhà nước;

(2) Không làm giảm động lực làm giàu của các cá nhân nhằm thức đẩy động lực phát triển kinh tế.

(3) Tạo được khả năng đạt hiệu quả thu thuế cao.

Cùng với đó là thơng qua việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Nhà nước lấy từ trong ngân sách ra một khối lượng nhất định để trợ cấp cho các đối tượng nghèo, các gia đình neo đơn, chính sách, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh gặp thiên tai, dịch bệnh hoặc thơng qua các hình thức miễn, giảm thuế cho họ; thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... cho các đối tượng nghèo, xây dựng điện, đường trường, trạm cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và biên giới.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w