Một số kết quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 38 - 42)

Vĩnh Phúc

- Về Kinh tế: Vĩnh Phúc đang vươn lên thành một trong những trung tâm

kinh tế mạnh của cả nước. Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tổng sản phẩm (GDP) giai đoạn 1997-2006 tăng bình quân 16,84%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 17,4%/năm; năm 2011 tăng 14,83% so với kế hoạch đặt ra là 14 đến 14,5%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng Đồng bằng sơng Hồng và Vùng KTTĐ phía Bắc, tăng gấp hơn 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước [2].

Đơn vị: %

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009; 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trong nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Hiện nay, tỉnh có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng: 56,03%; dịch vụ: 30,23%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 13,74% (cơ cấu kinh tế ở thời điểm năm 1997: nông nghiệp 48,27 %; công nghiệp-xây dựng: 13,98%; dịch vụ: 37,75%); GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD (năm 1997, chỉ đạt trên 100 USD), gấp 3,45 lần so với năm 2005, năm 2011 đạt 42,9 triệu đồng (khoảng 2.000 USD/người) gấp 15 lần thời điểm tái lập tỉnh (1997) cao hơn mức thu nhập bình qn chung của vùng Đồng bằng Sơng Hồng và cả nước (1.168 USD).

Hoạt động sản xuất Công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 1994) giai đoạn 2006-2010 tăng 20%/năm và năm 2011 mặc dù gặp khó khăn nhưng Giá trị sản xuất vẫn tăng 16,7% so với năm 2010, đạt 105,3% so kế hoạch. Một số ngành cơng nghiệp chủ lực, cơng

nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trong nước, khu vực và thế giới. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống từng bước được khôi phục và phát triển. Cơ cấu sản xuất hàng hố chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị hàng hố xuất khẩu, hàng tiêu dùng và hàng hóa có chất lượng cao. Bước đầu phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất từ năm 1997-2000 tăng 5,8%/năm; từ năm 2001-2005 tăng 7,1%/năm; từ năm 2006-2010 tăng 5,6%/năm. Năm 2011 đạt 20.604 tỷ đồng tăng 2.4% so với năm 2010. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi - thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt.

Hoạt động của các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống. Giá trị các ngành dịch vụ từ năm 2001- 2005 tăng bình quân trên 13,4%/năm; năm 2006-2010 tổng mức bán lẻ hàng hố và dịch vụ tăng bình quân 30,5%/năm. Kinh doanh thương mại diễn ra khá sôi động, đảm bảo lưu thơng hàng hố trong và ngồi tỉnh. Đã hình thành một số loại hình dịch vụ chất lương cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.

Du lịch có bước phát triển mới, đang hình thành nhiều khu du lịch tập trung có chất lượng cao là cơ sở để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vận chuyển hàng hoá và vận tải hành khách tăng mạnh. Bưu chính, viễn thơng có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1997, Vĩnh Phúc có 5.994 máy điện thoại đạt 0,54 máy/100dân; đến năm 2010 đạt 84,5 máy/100 dân.

- Về văn hóa - xã hội: Các lĩnh vực văn hố - xã hội của Vĩnh Phúc tiếp

tục phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển ổn định, vững chắc. Cơ cấu, mạng lưới giáo dục phát triển phù hợp, rộng khắp với nhiều hình thức, đáp

ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư và có bước phát triển mới. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng cao theo hướng chuẩn hoá. Tỷ lệ phịng học kiên cố ở bậc phổ thơng đạt hơn 90%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được học mầm non đạt 99%. Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng liên tục tăng cao, hiện nay đạt tỷ lệ 286 sinh viên/vạn dân. 10 năm liên tục tỉnh có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực. Xã hội hoá giáo dục và đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Tỉnh đã đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và đạt phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2002.

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở từng bước được củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư theo hướng hiện đại. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng qua các năm, chất lượng được nâng lên. Xã hội hoá y tế đạt được kết quả bước đầu. Năm 2010, tồn tỉnh có 97% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; đạt 7 bác sĩ/1 vạn dân, tăng 0,5 bác sỹ so với năm 2009; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống cịn 15% (năm 1997 là 39,85%).

Cơng tác giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa được duy trì thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 giảm xuống cịn 9,05% (theo chuẩn mới).

Biểu 2.1: Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc

giai đoạn 2006-2011

Chỉ tiêu Kết quả thực tế

2006-2010 Năm 2011

I. Tốc độ tăng GDP (%) 17,4 14,83

1. Nông-lâm-ngư nghiệp 5,6 2,18

2. Công nghiệp + xây dựng 20 16.29

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w