Thay đổi từng bước tư duy và ý thức của người nộp thuế

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 85 - 86)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

3.1.2.5. Thay đổi từng bước tư duy và ý thức của người nộp thuế

Hiến pháp nước ta đã ghi rõ: “Cơng dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao

động cơng ích theo qui định pháp luật” [33, Điều 80]. Tuy nhiên, xuất phát từ

đặc điểm của thuế là điều tiết thu nhập của dân cư, nhà nước khơng hồn trả trực tiếp, ngang giá cho người nộp thuế, mà chỉ thông qua việc cung cấp hàng hố và dịch vụ cơng cộng. Nhà nước cần phải thu đúng thu đủ để đảm bảo chi cho các mục tiêu trên, còn người nộp thuế thường muốn nộp thuế càng ít càng tốt. Do đó khi ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân chưa cao thì tình trạng trốn thuế, nợ thuế là điều khơng thể tránh khỏi, dẫn đến công tác thuế luôn gặp những khó khăn nhất định.

Ngành thuế Vĩnh Phúc đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của Người nộp thuế. Cơ quan thuế, cán bộ thuế cần giảm thiểu tiếp xúc với Người nộp thuế, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có u cầu và kiểm tra, thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm theo một qui trình chặt chẽ nhằm tạo thuận lợi nhất cho Người nộp thuế phát triển SXKD, đóng góp tích cực cho xã hội. Do đó, cần tăng cường cơng tác đối thoại với Người nộp thuế, bởi thông qua đối thoại Người nộp thuê thấy rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình từ đó tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và tạo được sự đồng thuận trong việc triển khai chính sách thuế.

Vì vậy, cần xác định rõ: Cơng tác thuế không phải chỉ riêng của ngành thuế mà phải có sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân, nhiều cấp, nhiều ngành, nhằm tạo sự phối hợp trong công tác thu ngân sách.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w