Điều kiện tự nhiên xã hộ

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Vĩnh Phúc thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ, nằm ở phía Tây Bắc thủ đơ Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Ngun và Tun Quang; phía Đơng và phía Nam giáp thành phố Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Sông Lơ, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Tam Đảo. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên.

Về địa hình: Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi

Trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sơng Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và vùng núi là điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.

Về giao thông: Nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào

Cai, Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội; cách Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 25km, qua đường Quốc lộ số 5 thơng với cảng Hải Phịng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi cho giao

thương thuận lợi giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh trong cả nước và với nước ngồi (Trung Quốc).

Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ đặc

điểm khí hậu thời tiết của vùng trung du miền núi Bắc bộ. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Về đất đai, thổ nhưỡng: Là vùng đất có cấu tạo địa chất lâu dài và phức

tạp, lịch sử hình thành lãnh thổ tự nhiên của Vĩnh Phúc gắn liền với quá trình hình thành vùng núi, trung du và đồng bằng Bắc bộ, có đặc tính cơ lý rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.370,73 km2 chia thành 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc. Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: Diện tích đất có độ mùn dưới 1% chiếm 25,6%, từ 1 - 2% chiếm 63% và trên 2% chỉ có 11,4%.

Tài ngun khống sản: Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng

bằng nên Vĩnh Phúc rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khống sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: Đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế vì phần lớn nằm ở khu vực có tiềm năng du lịch và rừng Quốc gia Tam Đảo, những nơi có điều kiện khai thác thì trữ lượng nhỏ.

Tài ngun rừng: Vĩnh Phúc có diện tích rừng tự nhiên khơng lớn nhưng

khá phong phú và đa dạng về tài nguyên với trên 620 loại thân gỗ và thân thảo, nhiều cây thuốc và một số loại rau có giá trị. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật, trong

đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật cịn có vai trị điều hồ nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Tài nguyên nước: Khá phong phú nhờ hai con sông: Sông Hồng và Sông

Lô cùng hệ thống các sơng nhỏ như: Sơng Phó Đáy, sơng Phan, sơng Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa: Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc…có khả năng bồi đắp phù sa tạo nên sự màu mỡ cho đất sản xuất và tạo nên nguồn dự trữ mặt nước phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cịn có nguồn nước ngầm với trữ lượng tuy khơng lớn (khoảng 1 triệu m3/ngày đêm) nhưng góp phần đảm bảo hài hịa nguồn nước cho phát triển KT - XH của địa phương.

Tiềm năng du lịch: Được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan, danh thắng

kỳ thú nên Vĩnh Phúc có tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn như: Danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồng Dậu... Khơng chỉ có nền văn hố vật thể phong phú, Vĩnh Phúc cịn có nền văn hố phi vật thể đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao. Đó là hệ thống các lễ hội, các trị chơi dân gian, văn hố nghệ thuật, thi ca, ẩm thực. Ngồi ra cịn có trên 500 di tích lịch sử, văn hố với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cịn có hệ thống sơng ngịi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh...

Dân số và các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh: Dân số

trung bình của Vĩnh Phúc năm 2011 là 1.008.337 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2007, 2008 là 14,92%o, năm 2009 là 14,13%, năm 2010 là 14,1%o và năm 2011 là 14%.

Trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,72%, cịn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái...chiếm 4,28%. Các dân tộc, các tôn giáo cộng đồng sinh sống trên địa bàn Vĩnh Phúc có truyền thống đồn kết lâu đời, ít phát sinh những vấn đề phức tạp có liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo.

Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển KT - XH của địa phương.

Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương, Kinh Bắc và Thăng Long; của nền văn hóa dân gian đặc sắc và của khoa bảng với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức ln được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Các giá trị văn hóa truyền thống được lưu lại thơng qua các di tích lịch sử văn hố đa dạng, góp vai trị quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tịi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KT - XH nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w