Một số nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tác động tích cực của thuế đến phát triển kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 74 - 79)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

2.3.3. Một số nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tác động tích cực của thuế đến phát triển kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc

của thuế đến phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc

Thứ nhất: Hệ thống chính sách thuế cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phù hợp và sát với thực tế gây khơng ít khó khăn trong q trình thực hiện tại địa phương. Đối với các quốc gia trên thế giới, khi xây dựng một sắc thuế đều

chú trọng đến yếu tố ổn định. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho Người nộp thuế có kế hoạch và chiến lược phát triển SXKD phù hợp. Tuy nhiên ở nước ta thì Pháp luật và chính sách về thuế nhìn chung cịn thiếu tính ổn định và đồng bộ. Ví dụ Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007 nhưng các văn bản hướng dẫn, qui trình thì rải rác từ cuối năm 2007 đến năm 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2009 mới tạm coi là đủ. Luật DN có hiệu lực từ năm 2005 nhưng mãi tới năm 2008 mới có nghị định hướng dẫn thực hiện làm cho các DN. Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, vừa phải theo cái mới, vừa theo cái cũ nên dẫn tới hiện tượng chồng chéo trong chỉ đạo và tổ chức thu làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế.

- Hệ thống chính sách thuế chưa đạt mục tiêu đơn giản, rõ ràng, thống nhất được đặt ra trong quá trình cải cách. Ví dụ Luật thuế TNDN qui định đối

tượng nộp thuế bao gồm cả cá nhân có hoạt động SXKD nhưng theo qui định của luật DN thì cá nhân kinh doanh khơng phải là DN.

Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát và điều tiết hết các nguồn thu trong nền kinh tế và chưa thật sự đảm bảo bình đẳng, cơng bằng về nghĩa vụ nộp thuế và phù hợp với thơng lệ quốc. Điều đó đã dẫn đến những bất cập trong tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại, gây khó khăn cho Người nộp thuế và người thu thuế:

+ Trong khi các nước trên thế giới khi tính thuế GTGT chỉ sử dụng một phương pháp tính thuế (phương pháp khấu trừ) thì ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng hai phương pháp (Khấu trừ và Trực tiếp). Việc áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp đã gây ra nhiều bất hợp lý, khơng thể hiện tính ưu việt và thống nhất của thuế GTGT, đồng thời gây khó khăn, giảm hiệu quả cho cơng tác quản lý thu thuế.

+ Thuế GTGT vẫn bao gồm nhiều mức thuế suất (0%, 5%, 10%) tạo điều kiện cho Người nộp thuế lợi dụng để, gian lận và trốn lậu thuế gây thất thu cho NSNN.

+ Việc tính thuế TNCN đối với người có thu nhập cao còn phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Thứ hai: Quy mơ của các chủ thể kinh tế cịn nhỏ lẻ và không đồng đều. Môi trường kinh doanh chưa ổn định. Mặc dù được đánh giá là một trong

những địa phương làm tốt cơng tác thu hút đầu tư nước ngồi và chuyển dịch CCKT nhưng các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn Vĩnh Phúc vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (92,5% tổng số các DN). Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô đầu tư SXKD, đến năng lực và khả năng đóng góp cho NSNN:

- Các DN chưa có năng lực thật sự; chưa đầu tư nhiều vào các dự án có quy mơ lớn vào các ngành, các lĩnh vực mang tính đột phá với hàm lượng cơng nghệ cao, thân thiện với môi trường; sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng cao và có khả năng thúc đẩy nhiều ngành cùng phát

triển; có hiệu quả KT - XH cao. Năng suất và tốc độ tăng trưởng tuy ở mức cao nhưng còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và điều kiện thực tế; chi phí kinh doanh cao, các yếu tố đầu vào chưa được hợp lý và quản lý chặt chẽ dẫn đến chất lượng và hiệu quả còn thấp.

- Tỷ trọng dịch vụ trong GDP cịn nhỏ, các loại dịch vụ cao cấp, có giá trị gia tăng lớn chưa phát triển; sản xuất nông nghiệp chưa gắn kết có hiệu quả với thị trường; việc đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất và tốc độ đổi mới cơng nghệ cịn chậm; các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, cơ cấu lao động dịch chuyển chậm, cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, chưa hướng mạnh vào đầu tư chiều sâu, vào các ngành có giá trị tăng thêm cao và tạo nhiều việc làm.

- Kết cấu hạ tầng, KT - XH vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, làm chậm sự phát triển KT - XH của địa phương.

- Qui mơ sản xuất cịn nhỏ, nhập siêu cịn lớn; mơi trường đầu tư có dấu hiệu chững lại và kém hấp dẫn hơn so với nhiều địa phương xung quanh có cùng lợi thế.

Bên cạnh đó, Chỉ số cạnh tranh (PCI) là chỉ số đánh giá, xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh và là một trong những thơng số được các DN quan tâm tham khảo để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, đầu tư. Theo kết quả công bố của phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, từ năm 2006 đến nay, PCI của Vĩnh Phúc ln thuộc nhóm rất tốt và tốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây liên tục giảm: Năm 2008 đứng thứ 3, năm 2009 đứng thứ 6, năm 2010 đứng thứ 15 và 2011 xếp thứ 17/63 tụt 14 bậc so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến sự tụt giảm trên là do cơ chế, chính sách về đất đai của tỉnh có những thay đổi, nhất là khi thực hiện Nghị định số 69 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa sát thực tế và còn tồn tại cơ chế hai giá trong bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là điều cần phải được không

ngừng cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của DN. Có như thế các nhà đầu tư mới có thể yên tâm xây dựng và hoạch định các chiến lược đầu tư lâu dài, ổn định với quy mơ lớn với doanh thu cao, qua đó số thuế nộp cho ngân sách địa phương cũng tăng cao.

Thứ ba: Sự hiểu biết và ý thức chấp hành chính sách thuế của người dân chưa sâu sắc. Hầu hết Người nộp thuế khơng thấy được những đóng góp của

họ đối với sự phát triển chung của xã hội, của cộng đồng, của địa phương, do đó nhiều trường hợp chây ỳ hoặc cố tình vi phạm các quy định hiện hành.

Chưa có được sự chuyển biến rõ rệt về tính tn thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng nhận thức của mỗi cán bộ, Đảng viên để trở thành kênh tuyên truyền, động viên và là sự lan tỏa có hiệu quả ra tồn xã hội, giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận của Người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN...

Thứ tư: Chưa chú trọng ứng dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ trong công tác thuế. Đối với ngành thuế Vĩnh Phúc, mặc dù các quy trình hoạt động thu thuế, quản lý thuế đều được sử dụng các ứng dụng tin học nhưng do chưa được triển khai một cách đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Những vướng mắc, bất cập giữa các quy trình, các Phịng, các Chi cục trong sử dụng các ứng dụng tin học chưa được giải quyết một cách triệt để do mơi trường làm việc, hạ tầng cơng nghệ thơng tin, trình độ cán bộ quả lý cịn chưa thống nhất.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức do tuổi cao nên rất ngại đề cập đến hiện đại hóa, tin học hóa văn phịng, ứng dụng tin học trong cơng việc... vì đã quen mơi trường làm việc thủ cơng. Ví dụ như vấn đề sử dụng giao dịch nội bộ qua các tiện ích như mail; eoffice…

Thực trạng cơng tác thuế với phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc cho thấy: Điều kiện tự nhiên - xã hội đã tạo ra những cơ hội và tiềm năng phát triển. Từ đó đạt được những kết quả trên các mặt: Kinh tế và văn hóa - xã hội.

Vai trị của thuế với phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc được thể hiện thông qua việc: Thuế góp phần huy động nguồn lực tài chính đảm bảo nguồn thu và góp phần quan trọng vào cân đối ngân sách của địa phương; tạo mơi trường khuyến khích đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trong quá trình hội nhập; tác động đến việc hình thành giá cả và thị trường hàng hóa xuất - nhập khẩu; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đánh giá hoạt động của ngành thuế Vĩnh Phúc với phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian qua cho thấy được những kết quả đã đạt được; những tồn tại làm hạn chế tác động tích cực của thuế với phát triển KT-XH, trong đó có hạn chế của hệ thống thuế nói chung và hạn chế về cơng tác quản lý thu thuế ở Vĩnh Phúc nói riêng; từ đó chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tác động tích cực của thuế đến phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w