Hạn chế của hệ thống thuế nói chung Về chính sách thuế:

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 70 - 72)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

2.3.2.1. Hạn chế của hệ thống thuế nói chung Về chính sách thuế:

Về chính sách thuế:

- Chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế.

- Chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. - Chưa thực sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế.

- Chính sách thuế vẫn cịn phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế.

Về quản lý thuế:

* Cơ chế quản lý thuế:

- Cơ chế quản lý thuế hiện hành chưa được xây dựng trên cơ sở đề cao tính chủ động, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải tự tính - tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biểu hiện qua việc:

+ Một thời gian dài chưa coi trọng việc tuyên truyền giáo dục, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế.

+ Cơ quan thuế làm thay các chức năng thuộc trách nhiệm của người nộp thuế như: tính tốn xác định mức thuế để ra thơng báo thuế, xác định mức miễn, giảm thuế….Hậu quả là giảm nhẹ nghĩa vụ, trách nhiệm của Người nộp thuế; Nhiều vi phạm về thuế là do thiếu hiểu biết gây ra, dẫn đến gánh nặng phải tăng cường công tác quản lý thuế để khắc phục các sai phạm; lãnh phí nguồn nhân lực, tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan thuế kkhông đủ nhân lực và tài chính để thực hiện các chức năng chủ yếu của mình như: tăng cung các hoạt động hỗ trợ, tăng cường thanh tra, kiểm tra.

- Nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của Người nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan đến cơng tác thuế chưa được quy

định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả.

- Một số quy định còn rườm rà phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch, gây khó khăn tốn kém chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

- Chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế tiên tiến trên khu vực và thế giới.

* Môi trường pháp lý:

- Môi trường pháp lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế như quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý đất đai, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý thanh toán bằng tiền mặt….

- Nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của cơng tác th; chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận về tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu tiền thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho ngân sách, vừa không đảm bảo công bằng xã hội.

Những tồn tại và hạn chế trên địi hỏi nhà nước nói chung và ngành thuế nói riêng phải tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống thuế mới thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số Quyết định số 732/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, chính sách thuế được cải cách và đổi mới trong khi các cơ chế kinh tế khác chậm đổi mới, chưa thích ứng kịp thời làm giảm hiệu quả của chính sách thuế mới ban hành. Việc hướng dẫn luật thuế đơi khi cịn máy móc, thiếu thực tế nên cịn chồng chéo, khơng rõ ràng làm cho người chấp hành gặp khó khăn. Nhiều khi cơng cụ thuế được sử dụng một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc kết hợp với các chính sách đầu tư, thương mại… khơng đúng đắn đã làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh. Cùng với đó việc sử dụng cơng cụ thuế phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội cũng làm

mất tính trung lập của hệ thống thuế.

Sự mất bình đẳng, thiếu cơng bằng trong các qui định của luật thuế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế và vi phạm luật thuế. Cần phải giảm sự phức tạp về phạm vi, đối tượng chịu thuế và cơ sở tính thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm thuế. Đồng thời, khắc phục tình trạng hiểu luật theo nghĩa nào cũng có thể đúng và hạn chế tình trạng tùy tiện thỏa thuận các vấn đề về thuế hoặc thực hiện sự miễn giảm thuế một cách tràn lan. Tính khả thi, tính hợp lý của một luật thuế còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng sau một thời gian thực hiện lại phải sửa đổi, bổ sung.

Hệ thống chính sách thuế cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế và chưa đảm bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường khác trong khu vực. Trong thời gian qua các Luật thuế vẫn chưa đạt được mục tiêu đơn giản, rõ ràng. Ví dụ: Hệ thống thuế VAT, hiện nay bị coi là lỗi thời trên thế giới, nhưng Việt Nam lại vận dụng nó làm bộ khung trong cán cân ngân sách.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w