KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 103 - 107)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thơng qua việc phân tích, luận giải những lý luận chung về thuế và thực trạng vai trò của thuế với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến 2011 đã giúp cho việc thấy được một cách rõ ràng những thuận lợi, khó khăn và những hạn chế làm ảnh hưởng đến vai trò của thuế trong bối cảnh hiện nay. Từ đó đề ra được những nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trị tích cực của thuế với phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo.

Thực tế cho thấy, kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo, thuần nông đã trở thành một trong bảy tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất; một trong năm tỉnh, thành phố có tổng thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước và 13 năm liên tục Vĩnh Phúc đạt mức tăng trưởng GDP bình quân trên 18%/năm. Đồng thời với phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc luôn quan tâm phát triển tồn diện các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục; chăm lo cuộc sống người dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an tồn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; Chất lượng các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá xã hội tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, giải quyết việc làm đạt và vượt mục tiêu; Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện. An ninh - quốc phòng được giữ vững và ổn định.

Thành cơng đó của Vĩnh Phúc có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành thuế, với những kết quả đã đạt được từ năm 2007 đến 2011 Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng trong cơng tác thu Ngân sách và đã có tác động vơ cùng lớn đến q trình phát triển KT-XH của địa phương trong chuyển dịch CCKT, tạo lập sự công bằng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền và giữa các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế với những đổi thay địi hỏi cơng tác quản lý thuế phải thích ứng để tăng thu cho ngân sách góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV thì những vấn đề tác giả nêu trong luận văn còn bộc lộ nhiều thiếu sót với những vấn đề mới cần được kiến giải một cách cụ thể và có chiều sâu hơn nữa. Tuy nhiên, đứng trên góc độ thực tế tác giả có một số kiến nghị như sau để những ảnh hưởng của công tác thuế đối với phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc được thể hiện rõ nét hơn nữa thông qua công tác quản lý các nguồn thu ngân sách trên địa bàn:

Thứ nhất, thay vì hỗ trợ thuế TNDN thì Nhà nước nên giảm các sắc thuế

nhập khẩu để khuyến khích tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu DN lỗ thì thuế TNDN có giảm xuống nữa cũng khơng cịn ý nghĩa.

Đối với thuế GTGT cũng nên giảm và áp dụng một mức thuế thống nhất cho từng loại mặt hàng thay vì nhiều mức thuế suất như hiện nay để phù hợp với hệ thống thuế quốc tế.

Thứ hai, cần minh bạch, đầy đủ và chi tiết các khoản chi thực tế được

tính mà DN chi phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị. Bởi vì: Trong khi chi phí sản xuất tăng cao đẩy doanh thu cao tương ứng thì một số loại chi phí thực tế có đầy đủ hồ sơ lại khơng được tính hoặc được tính thì khống chế % hoặc khơng phù hợp. Cho nên nhiều khi DN phải biến tấu nội dung chi để được hạch tốn vào chi phí nhằm giảm phần thuế TNDN phải nộp. Như vậy

sẽ gián tiếp cho các DN và Người nộp thuế làm trái với quy định của luật quản lý thuế.

Thứ ba, nhằm đảm bảo sự công bằng nghĩa vụ nộp thuế của mọi đối

tượng nộp thuế TNCN, cần thống nhất các văn bản hướng dẫn thực hiện, bởi nếu không thống nhất sẽ đi ngược lại với mục tiêu “chọn cách tính có lợi nhất cho dân” và đồng thời sẽ loại bớt nhiều người thuộc diện được miễn thuế TNCN theo như cách tính hiện nay.

Thứ tư, cần giải quyết triệt để vấn đề “thuế chồng lên thuế” như hiện nay

để tạo động lực cho Người nộp thuế tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình và có cơ sở, niềm tin để phát huy nguồn lực xã hội đang còn nằm nhàn rỗi trong dân cư.

Thứ năm, Tổng cục thuế cần có chính sách mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa

trong chiến lược đầu tư cho con người. Những năm qua đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức ngồi chun mơn của ngành như: Các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trung, cao cấp; kỹ năng giao tiếp, ứng xử… còn rất hạn chế. Trong khi bối cảnh đang diễn ra hàng ngày địi hỏi phải có những kỹ năng sống và làm việc thích ứng mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, UBND tỉnh nên giao quyền chủ động nhiều hơn cho Cục thuế

trong việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ vượt thu trong việc nâng cao đời sống cho cán bộ, cơng chức và hiện đại hóa cơ sở vật chất của ngành.

Tóm lại: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào NSNN, từ đó đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng phụ thuộc vào các công việc Nhà nước đảm nhiệm.

Sự phát triển và mở rộng các chức năng của Nhà nước, đòi hỏi phải tăng cường chi tiêu tài chính, do đó vai trị của chức năng huy động tập trung nguồn lực của thuế ngày càng được nâng cao. Thông qua thuế, một phần đáng kể tổng sản phẩm quốc nội được tập trung vào NSNN. Thuế trở thành nguồn

thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN của Vĩnh Phúc và có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT-XH của địa phương góp phần vào việc cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc thực hiện lời hứa với Bác Hồ khi người về thăm Vĩnh Phúc đó là “Đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w