Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - xã hội đã mang lại cho Vĩnh Phúc những lợi thế so sánh cùng những cơ hội và tiềm năng trong phát triển KT-XH:
Thứ nhất, Vĩnh Phúc nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc - một trong hai
vùng phát triển nhất Việt Nam hiện nay và nằm trong tuyến hành lang hợp tác quốc tế (hai hành lang, một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc), gắn liền với chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nên Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hố, cơng nghệ, lao động kỹ thuật...
Thứ hai, hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư
hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ tồn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác có
điều kiện phát triển do có nhiều lợi thế về vùng nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
Thứ tư, những di tích lịch sử, văn hố được Nhà nước xếp hạng và
những làng nghề nổi tiếng như: Gốm Hương Canh, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu… thực sự có sức hấp dẫn du khách và tạo ra lợi thế của Vĩnh Phúc trong việc cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí cho Thủ đơ Hà Nội (thị trường du lịch có quy mơ lớn).
Thứ năm, Vĩnh Phúc có nguồn lao động trẻ, dồi dào được đánh giá là đang ở thời điểm “Dân số vàng” với tinh thần đổi mới, sáng tạo, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh trong tương lai.
Tất cả những lợi thế nêu trên chính là cơ sở, là cái gốc tạo nên sức mạnh cho Vĩnh Phúc trong phát triển KT - XH. Đồng thời cũng tạo ra cho Vĩnh Phúc những cơ hội và tiềm năng để phát triển. Nhưng, cũng cần phải thấy rằng những lợi thế so sánh chỉ có tính chất tương đối: Nếu khơng biết khai thác tận dụng thì sẽ đánh mất đi những cơ hội, hoặc khai thác tận dụng thiếu khoa học nhiều khi sẽ biến thành những bất lợi. Ngược lại, những hạn chế nếu không được khắc phục sẽ trở thành rào cản đẩy lùi quá trình phát triển của địa phương. Những cơ hội được tạo ra cho Vĩnh Phúc do lợi thế về vị trí địa lý, về điều kiện tự nhiên - xã hội là vơ cùng lớn:
Một là: Các nguồn lực từ bên ngồi tạo ra sự phát triển của hệ thống giao
thông đối ngoại tuyến hành lang xuyên Á: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai IV, vành đai V của Thủ đô Hà Nội…mang lại nhiều cơ hội cho Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài.
Hai là: Sự phát triển nhanh chóng của Thủ đơ Hà Nội về phía Bắc như:
Sơn….là cơ hội cho Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa vốn, khoa học - công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ, các loại hình dịch vụ cho Thủ đơ Hà Nội.
Ba là: Những cơ chế, chính sách mới của Nhà nước, của địa phương
cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén đã trưởng thành, đang tiếp tục tạo nên uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.