Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 57 - 60)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

2.2.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Ghi chú: Đơn vị tính triệu USD Ghi chú: Đơn vị tính triệu USD

của Vĩnh Phúc

Ảnh hưởng của chính sách thuế thơng qua mức thuế suất, chế độ miễn giảm và các chế độ quản lý thu thuế khác nhau có vai trị quan trọng đến việc tạo nên tổng cầu theo hai hướng: Khuyến khích phát triển hay hạn chế. C. Mác viết: “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi mở rộng ra thì quy mơ trong sản xuất cũng tăng lên, sự phân công trong xã hội cũng thay đổi sâu sắc hơn” [27, tr.614]. Việc đánh thuế cao hay thấp vào các yếu tố sản xuất, tiêu dùng, thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới cung của thị trường. Phương pháp sử dụng công cụ thuế hợp lý sẽ phát huy vai trò thúc đẩy nhiều lĩnh vực, ngành nghề, phát huy được các thế mạnh và các lợi thế so sánh của địa phương, tăng sức cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế gắn với nhu cầu thị trường ở trong và ngoài nước, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài thơng qua chính sách thuế khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu.

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, cơng nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%. Trong thời kỳ 2001- 2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đơi chút xuống 57,50% và tiếp tục giảm cịn khoảng 56,2% năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và 14,9% năm 2010 [2]. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng cịn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, trong điều kiện công nghiệp và xây dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong triển vọng sắp tới. Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về mơi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài [20, tr.24-25].

Như vậy, từ những thay đổi của chính sách thuế đã có những ảnh hưởng nhất định giúp cho Vĩnh Phúc chuyển dịch CCKT mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.

Biểu đồ 2.5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc (2006-2010)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010, 2011.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w