Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách địa phương và phát huy vai trò điều tiết của thuế đối vớ

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 81 - 82)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

3.1.2.1. Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách địa phương và phát huy vai trò điều tiết của thuế đối vớ

phương và phát huy vai trò điều tiết của thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, Vĩnh Phúc cần phải phát huy vai trò của thuế trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách phục vụ cho phát triển KT-XH của địa phương. Hiện nay, Thuế trở thành nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất (75%) trong tổng thu NSNN ở Vĩnh Phúc góp phần quan trọng vào việc tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng được nhu cầu chi cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách an sinh - xã hội trên địa bàn đạt hiệu quả và tạo ra những tiền đề khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế cũng đã tự động làm xuất hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế được sử dụng như là một đòn bẩy để hướng các hoạt động KT-XH theo các mục tiêu mà Vĩnh Phúc đã định và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động KT-XH thực hiện trong khuôn khổ luật pháp. Với cơng cụ thuế, sự can thiệp của chính quyền khơng mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không

kinh doanh, mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể trong việc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, cần phải duy trì nguồn thu ổn định trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương để thuế phải góp phần tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, được các đơn vị SXKD, các DN trên địa bàn tin tưởng về sự đóng góp của họ đối với sự phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc bởi lẽ hầu như mọi khoản chi tiêu của NSNN đều dựa vào sự đóng thuế của người dân. Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tơn trọng Người nộp thuế, những người thơng qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp. Qua đó thúc đẩy KT-XH của Vĩnh Phúc phát triển phù hợp với định hướng XHCN của Nhà nước, thúc đẩy đầu tư vào SXKD, kích thích tiết kiệm, sử dụng hợp lý mọi nguồn lực của địa phương, khuyến khích xuất khẩu và phát huy lợi thế so sánh, bảo hộ sản xuất trong nước, phục vụ yêu cầu chuyển dịch CCKT theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngồi và phục vụ q trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w