Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 60 - 63)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

2.2.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Vĩnh Phúc

sinh xã hội ở Vĩnh Phúc

Là tỉnh có số thu đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của NSNN địa phương nên những đóng góp của ngành thuế thời gian qua đã góp phần quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn thông qua hàng loạt các chương trình đầu tư hạ tầng xã hội, cải tạo mơi trường, xây dựng khu vui chơi giải trí cộng đồng, trợ cấp khó khăn, thất nghiệp, chi cho y tế, chi trả lương hưu... Các chính sách xã hội của Vĩnh Phúc được thực hiện tốt hơn thông qua các sắc thuế áp dụng trên địa bàn. Tùy từng sắc thuế mà hình thức thể hiện và nội dung tác động có khác nhau. Một số sắc thuế có tác động trực tiếp, một số khác lại tác động một cách gián tiếp thơng qua các nội dung có liên quan.

Cục thuế Vĩnh Phúc đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 03/4/2009 về thuế GTGT và Quyết định số 22/QĐ- UBND ngày 06/01/2009 về thuế TNCN đối với các trường hợp áp dụng

phương pháp tính thuế trực tiếp. Qua đó áp dụng mức thuế suất thấp đối với các ngành sản xuất theo hướng ưu tiên của tỉnh như các hoạt động sản xuất, gia cơng hàng hóa thủ cơng truyền thống, các hoạt động phục vụ xã hội và các lĩnh vực y tế, xã hội…và áp dụng mức thuế cao đối với các ngành, các dịch vụ cần hạn chế và chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên các mức thuế suất trên đây được áp dụng theo từng địa bàn huyện, thị nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất vào các địa bàn khó khăn, các ngành nghề phục vụ lợi ích xã hội, lợi ích cơng đồng với mục đích đem lại những giá trị tốt nhất cho cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện , thị nói riêng và tồn tỉnh nói chung. Nhiều người dân; nhiều lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn như: Sơng Lơ, Lập Thạch, Tam Dương đã có cơ hội và điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, học được những nghề nhất định... tạo lập nền tảng ban đầu và những điều kiện nhất định để họ vươn lên, tìm kiếm những cơ hội phát triển.

Cùng với đó, việc áp dụng Luật thuế TNDN trên địa bàn tỉnh một cách minh bạch, rõ ràng các quy định về miễn thuế đối với thu nhập của các cơ sở kinh doanh trên gồm những nội dung như: Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành cho người tàn tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng vi phạm tệ nạn xã hội; giảm thuế TNDN đối với DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ; giảm thuế TNDN cho các cơ sở sử dụng nhiều nhân công lao động là người dân tộc thiểu số... Việc áp dụng các quy định miễn giảm thuế nêu trên đã góp phần quan trọng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng lao động địa phương. Trên thực tế, những biện pháp ưu đãi thuế đã có tác động tích cực nhằm thực hiện các vấn đề xã hội thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh được quan tâm chỉ

đạo thường xuyên, các dịch bệnh nguy hiểm được khống chế kịp thời. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Từ 2006 đến 2010 nhờ có sự áp dụng chính sách thuế ưu đãi đã góp phần cùng DN tạo việc làm ổn định thường xuyên cho trên 50.000 lao động tại địa phương. Riêng năm 2011 đã giải quyết việc làm mới cho 21 nghìn lao động và thường xuyên nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương, với tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2007 đạt 36,4% lực lượng lao động; năm 2008, tỷ lệ đạt 42,9%; năm 2010 tỷ lệ này là 51,2%, năm 2011 đạt 57% [2]. Triển khai một cách kịp thời công tác cải cách tiền lương cho đội ngũ CBCC hưởng lương từ Ngân sách; chi hỗ trợ, trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo… Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt việc triển khai Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đảm bảo tính cơng bằng về thu nhập của mọi người dân và góp phần xóa dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các ngành và tầng lớp dân cư trong tỉnh với số thuế thu được qua các năm liên tục tăng cao: Năm 2006: 47.820 triệu đồng; năm 2007: 69.280 triệu đồng; năm 2008: 92.737 triệu đồng; năm 2009: 68.720 triệu đồng; năm 2010: 147.597 triệu đồng và năm 2011 thu được: 210.937 triệu đồng [12], [13].

Biều đồ 2.6: Tổng số lao động được giải quyết việc làm

17 22 22 24 21 21 24,5 21,2 23,45 21,5 18,5 18,2 18,08 18,85 0 5 10 15 20 25 30 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Tài liệu tuyên truyền Vĩnh Phúc 15 năm phát triển.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w