Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 28 - 29)

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐ*), được tái thành lập từ năm 1997 trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh: Bắc Ninh và Bắc Giang.

Sau 15 năm tái lập tỉnh, theo báo cáo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh: Từ một tỉnh thuần túy nông nghiệp, Bắc Ninh trở thành địa phương đứng thứ 2 toàn quốc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (CPI) cấp tỉnh năm 2011 tăng 4 bậc so với năm 2010; Đồng thời nằm trong số 13 tỉnh tự cân đối và có phần điều tiết ngân sách về Trung ương. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao, bình qn 14,1% năm; quy mơ kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2011 gấp 6,6 lần so với năm 1997; GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 2.130 USD, gấp 108,7 lần so với năm 1997; Giá trị sản xuất công nghiệp hiện nằm trong tốp 10 tỉnh cao nhất nước; năm 2011 thu ngân sách đạt trên 7.100 tỷ đồng, gấp 41 lần so với năm 1997.

Đạt được kết quả đó, là nhờ ngành thuế Bắc Ninh đã tích cực triển khai và hồn thiện các biện pháp, quy trình quản lý thu thuế, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế và nội bộ ngành, vừa đảm bảo chống thất thu thuế, vừa giúp các đối tượng nộp thuế hiểu luật pháp để thực hiện và hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Ngành Thuế tỉnh Bắc Ninh đã chủ động, sáng tạo đề ra và thực thi đồng bộ, quyết liệt các giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, trong đó có các chủ trương, chính sách, pháp luật mới về thuế, tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định 51 của Chính phủ

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng n, Hải Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh.

về hố đơn. Đồng thời, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hố ngành thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế; tăng cường kỷ cương kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng ngành Thuế vững mạnh toàn diện, phục vụ tốt yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới…

Đi đôi với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác tổ chức, đào tạo cán bộ được ngành chú trọng quan tâm đầu tư và rèn luyện qua thực tế thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng các nội dung như chế độ kế toán, nghiệp vụ thuế, quản lý nhà nước, lý luận chính trị… Ngành ln coi trọng cơng tác đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế, công tác tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở, làm tốt công tác quản lý kê khai, kế tốn thuế, cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế chế thuế, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng với nhiều hình thức phong phú, thưởng phạt kịp thời nghiêm minh nên chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w