Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

cũng như tiềm năng phát triển gần tương đồng với Vĩnh Phúc với mục đích tìm hiểu những đổi mới trong phương thức quản lý thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách đáp ứng yêu cầu của địa phương trong phát triển KT-XH cho thấy:

Thứ nhất, cần phải tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác thuế.

Kinh nghiệm của Bắc Ninh và Hải Dương cho thấy, sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp, thường xuyên của các cấp chính quyền, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, huyện... có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai kịp thời các chính sách thuế của Nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đồn thể cũng góp phần khơng nhỏ trong việc hồn thành các chỉ tiêu của ngành thuế đặt ra. Nỗ lực của bản thân ngành thuế là rất quan trọng, tuy nhiên, nếu khơng có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền cũng như thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ban, ngành, đồn thể liên quan thì sẽ khó có thể hồn thành đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra.

Thứ hai, tận dụng các nguồn thu một cách triệt để nhằm tăng thu cho

Ngân sách nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và cần linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Chính sách động viên về thuế cần có tác dụng bồi dưỡng nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN. Cơ cấu thuế suất không quá cao, quá phức tạp, quá khả năng đóng góp của các đối tượng nộp thuế

Thứ ba, thường xuyên đổi mới phương pháp thu và quản lý thu thuế.

Trong đó chú trọng đến công tác cán bộ, cần đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và trình độ chun mơn nghiệp vụ nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ công chức thuế đáp ứng được yêu cầu hội nhập của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Thứ tư, đẩy mạnh tăng cường cơng tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát.

tác tuyên truyền thực sự đem lại hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của người nộp thúê nói riêng để họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, thấy các giá trị của mình khi có những đóng góp cho xã hội thơng qua thuế, thấy trách nhiệm của mình khi đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội... thì họ sẽ sẵn sàng nộp thuế, và như vậy, công tác thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình thu, đối tượng thu, kết quả thu... cũng là bài học có giá trị đối với Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không chỉ đem lại kết quả về số thu mà cịn góp phần nâng cao thái độ và trách nhiệm của chính những cán bộ làm cơng tác thuế đối với công việc, với đối tượng chịu thuế.

Tiểu kết chương 1

Những vấn đề lý luận về thuế đã chỉ ra bản chất và đặc trưng của thuế. Các yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống thuế nhằm đảm bảo tính cơng bằng; tính hiệu quả về kinh tế; đảm bảo phải đơn giản về thủ tục; đảm bảo rõ ràng về đối tượng chịu thuế và tính linh hoạt trong việc áp dụng.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thuế, trong đó những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm nhân tố về kinh tế; nhóm nhân tố phi kinh tế thể hiện qua yếu tố chính trị, yếu tố xã hội.

Thuế đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Ngân sách quốc gia; thuế tham gia vào việc điều tiết kinh tế vĩ mô; là công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội; là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội và là công cụ để thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm về thuế với phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương như Bắc Ninh và Hải Dương cho thấy Vĩnh Phúc có thể

khắc phục những hạn chế đồng thời vận dụng có hiệu quả mặt tích cực của các địa phương này.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w