Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuế

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 99 - 103)

- Thuế thu nhập DN: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tồn

3.2.3.7. Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuế

Hiện nay, ngành thuế Vĩnh Phúc có tổng số 520 cán bộ, cơng chức. Trong đó: Cán bộ cơng chức có trình độ Thạc sỹ: 30 người; cán bộ có trình độ Đại học: 450 người và 40 cán bộ có trình độ Trung cấp.

Trong những năm qua, ngành thuế Vĩnh Phúc đã luôn quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của cơng tác thuế trên địa bàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Trong bộ máy quản lý thuế ở tỉnh Vĩnh Phúc, đội ngũ cán bộ công chức thuế là một bộ phận quan trọng góp phần thực thi chính sách trên địa bàn, là đội ngũ đảm bảo sự hiệu quả hoặc khơng hiệu quả của các chính sách thuế ở địa phương. Nói cách khác, một sắc thuế, một luật thuế dù rất khoa học nhưng nếu đội ngũ cán bộ khơng tốt, khơng đủ trình độ chun mơn hoặc cố tình làm sai thì sắc thuế, luật thuế đó sẽ khơng đảm bảo hiệu quả trên thực tế.

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, số lượng và quy mô các DN trên địa bàn có bước phát triển nhanh chóng, những thành tựu khoa học cơng nghệ mới được ứng dụng và các hoạt động thương mại, do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ thuế ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các hoạt động SXKD.

Yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi trong thời gian tới và chiến lược cải cách hệ thống thuế với cơ cấu 50% cán bộ làm công tác Tuyên truyền hỗ trợ, 25% cán bộ làm công tác Thanh, kiểm tra và 25% cán bộ đảm nhiệm các cơng việc cịn lại cho thấy ngành thuế Vĩnh Phúc cần nhanh chóng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên mơn, vừa có phẩm chất đạo đức, có kiến thức kế tốn, đánh giá và phân tích tài chính DN, có khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ vào công tác quản lý thu thuế nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách thuế, của quản lý chuyên nghiệp, hiện đại. Từ đó đã có những chiến lược cụ thể, chi tiết cho phát triển công tác cán bộ nhằm xây dựng được một đội ngũ cán bộ cơng chức thuế có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn cao và có kỹ năng làm việc đáp ững được các yêu cầu của công tác thuế trên địa bàn trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hơn.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành thuế Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai kiện toàn bộ máy cơ quan thuế các cấp theo hướng dẫn và chỉ đạo của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ cơng chức thuế.

Phát huy có hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế theo hướng chun mơn hố, chun sâu theo các chức năng quản lý thuế, trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong tiến trình cải cách hiện đại hố Ngành thuế giai đoạn mới 2011-2015.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chú trọng giáo dục rèn luyện đạo đức tác phong, kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh lịch sự, tận tâm, tận tuỵ với công việc được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế, cơ quan thuế vững mạnh.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ cơng chức thuế trong q trình thực thi nhiệm vụ. Tổ chức thực hiện tốt các kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán...

Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ gia đoạn 2011-2015 theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác quản lý thuế, đẩy mạnh công nghệ thông tin, trang thiết bị làm việc hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện tốt nhất có thể để cán bộ cơng chức n tâm, gắn bó với cơng việc được giao.

Trước mắt, cần phối hợp với các ban, ngành chức năng của Tỉnh thực hiện một số nội dung sau:

- Sát hạch nghiêm túc đối với các ứng viên có nguyện vọng làm việc trong ngành thuế của tỉnh. Cục thuế phối hợp với sở Nội vụ, sở Giáo dục và đào tạo tổ chức thi tuyển về chun mơn tài chính, kế tốn, tin học, ngoại ngữ, có phẩm chất và đạo đức tốt mới được tuyển dụng.

- Rà soát, phân loại cán bộ hiện đang làm việc tại Cục, các Chi cục và các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành, yêu cầu và mục tiêu phát triển của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc trên các nội dung cụ thể đối với từng chức danh, từng vị trí. Chú trọng cập nhật kiến thức mới về tài chính, kế tốn, thường xuyên bồi dưỡng về chính sách thuế hiện hành, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học.

- Bên cạnh đào tạo bồi dưỡng trình độ chun mơn cho cán bộ thuế, Cục thuế và các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh cần chú trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân để nâng cao tính tự giác của cán bộ, cơng chức thuế. Thực tiễn quản lý thuế ở Vĩnh Phúc cho thấy, có rất nhiều sự cám dỗ cũng như cạm bẫy trong quá trình làm việc. Nếu cán bộ khơng đủ bản lĩnh, khơng đủ tỉnh táo, thiếu ý thức rèn luyện... có thể sa ngã bất kỳ lúc nào.

- Tăng cường giám sát nội bộ ở Cục thuế, các Chi cục thuế, các đơn vị thu thuế. Thời gian qua, các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành thuế ở Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phát hiện nhiều sơ hở, sai phạm trong công tác quản lý thuế ở một số đơn vị, của một bộ phận cán bộ ngành thuế. Tuy nhiên, những sai phạm nêu trên chủ yếu do tố cáo hoặc điều tra của các cơ quan chức năng. Để phát hiện và loại bỏ kịp thời những cán bộ thuế tha hoá, biến chất, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát hoạt động của cơ quan thuế các cấp như: xây dựng chức năng giám sát trong nội bộ ngành thuế; xây dựng mơ hình quản lý thuế với tiêu chí cơng việc của bộ phận này có thể kiểm tra giám sát, đánh giá công việc của bộ phận khác; tổ chức bộ phận tiếp nhận thư góp ý của người nộp thuế để từ đó tổng hợp xem xét xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế.

- Xây dựng quy định chung về chế độ đãi ngộ, khen thưởng nhằm khuyến khích vật chất và cơ hội phát triển cho những cán bộ lập thành tích xuất sắc trong q trình hoạt động.

Tiểu kết chương 3

Từ đánh giá thực trạng công tác thuế đối với phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc trong thời gian qua, giúp cho việc xác định được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Quan điểm phát huy vai trò của thuế với phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc được thể hiện qua việc: Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách địa phương, phát huy vai trò điều tiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; không ngừng cải cách theo hướng hiện đại hóa, từng bước đổi mới để phù hợp với điều kiện hội nhập; tăng thu nhưng phải đảm bảo tính ổn định và từng bước thay đổi tư duy, ý thức của người nộp thuế.

Phúc đến năm 2020 cần phải: Xác định nhiệm vụ thu và cơ cấu thu hợp lý; nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế. Muốn vậy, phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về: Cơng tác tham mưu, quản lý, điều hành thu; công tác kê khai thuế; công tác thanh tra, kiểm tra; công tác quản lý và đôn đốc thu nợ thuế; công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa quy trình quản lý thuế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuế.

Một phần của tài liệu Thuế với phát triển kinh tế xã hội ở vĩnh phúc (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w