Kinh nghiệm của tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 34 - 35)

- Hiệu quả mơ hình ln canh tơm - lúa: Bạc Liêu đã triển khai thành

cơng mơ hình ni tơm với hình thức quảng canh cải tiến (có bổ sung thức ăn công nghiệp) kết quả đạt được khá cao. Vụ tơm sú có năng suất trung bình trên 630 kg/ha (cỡ 35 con/kg), sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi hộ có lợi nhuận trung bình từ tơm 60 triệu đồng, từ lúa 16 triệu đồng. Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH - KT vào sản xuất, cùng với việc đầu tư đúng mức đã tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Việc áp dụng quy trình sản xuất tiến bộ đã làm giảm sử dụng những sản phẩm có yếu tố độc hại đối với mơi trường, hạn chế dịch bệnh, cải tạo đất đai và các chất độc hại tồn lưu trong sản phẩm. Tạo điều kiện cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, tạo ra các sản phẩm sạch, góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

- Mơ hình sản xuất muối sạch: Sản xuất muối sạch trên ruộng trải bạt

muối, hỗ trợ xây dựng các “Tum” bằng lá để dự trữ bảo quản là cách làm mang lại nhiều hiệu quả ở Bạc Liêu. Từ bao đời nay, người dân Bạc Liêu sản xuất muối chủ yếu áp dụng kinh nghiệm truyền thống, phụ thuộc hồn tồn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, làm cho hạt muối Bạc Liêu chất lượng kém, năng suất thấp, giá cả bấp bênh. Tuy là tỉnh có diện tích muối lớn nhất nhì cả nước, với việc thực hiện mơ hình sản xuất muối sạch trên ruộng trải bạt, nhờ được sự giúp đỡ của chính quyền, doanh nghiệp hỗ trợ và đầu tư bạt nhựa cho diêm dân sản xuất, đến nay diện tích ruộng muối trải bạt của tỉnh tăng lên theo từng mùa vụ, bởi lẽ, sản xuất muối trên ruộng trải bạt mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn, tuy đầu tư cho mơ hình này khá lớn nhưng sau khi trừ các chi phí thì lợi nhuận thu được vẫn cao hơn phương pháp sản xuất truyền thống. Để diêm dân của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và cả nước nói chung có thể ứng dụng phương pháp sản xuất muối tiên tiến. Trải bạt ô kết tinh, rất cần có chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước vì đa phần các hộ diêm dân sản xuất muối đều là hộ nghèo.

- Mơ hình rau sạch: sản xuất rau theo hướng an toàn mục tiêu là tạo ra

sản phẩm sạch, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng. Ngoài ra, cách sản xuất này cịn góp phần bảo vệ mơi trường làm thay đổi phương thức sản xuất của người dân nhất là vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, giá bán rau an tồn khơng tỷ lệ thuận cơng sức vất vả của nông dân. Dù vậy, tại nhiều nơi, bà con nông dân tỉnh Bạc Liêu vẫn duy trì loại hình sản xuất rau an toàn, với hi vọng người tiêu dùng sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến an toàn thực phẩm.

Nhận thấy cách làm ăn nhỏ lẻ không đủ để phát triển mơ hình bền vững, nơng dân Bạc Liêu đã liên kết và lập ra tổ sản xuất rau an tồn. Hiện nay, mơ hình rau sạch sản phẩm rất dễ bán cho các siêu thị, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Ngồi ra, mơ hình cịn góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho bà con địa phương [60].

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh cà mau (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w